bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp hiệu quả mỗi ngày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Quốc tế DNA

Cơ thể chúng ta được bảo vệ và nâng đỡ nhờ một bộ khung vững chắc. Tuy nhiên theo thời gian, đặc biệt sau tuổi 35, quá trình hình thành xương sụn chậm hơn với quá trình hủy hoại sụn dẫn đến mật độ xương càng giảm đi, làm cho chức năng của xương giảm theo, gây ra hàng loạt các vấn đề cơ xương khớp. Việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe cơ xương khớp ngay từ bây giờ là việc làm cần thiết giúp bạn sống khỏe mạnh, hạn chế các vấn đề nghiêm trọng do bệnh lý cơ xương khớp gây ra.

 

cham-soc-suc-khoe-co-xuong-khop-moi-ngay
Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp đơn giản và hiệu quả mỗi ngày

Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sức khỏe xương khớp

Các chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn nhiều rau củ quả để chăm sóc sức khỏe xương khớp vì trong rau củ giàu vitamin, khoáng chất như vitamin B, C, E, kali, beta-carotene, magie,… Những khoáng chất này giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và một số bệnh lý cơ xương khớp khác.

Thêm vào đó, những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, đạm cũng cần có mặt thường xuyên trong thực đơn ăn uống của bạn. Bạn nên bổ sung các loại cá béo, gan, pho mát, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, để duy trì khối lượng và chất lượng của xương.

Thường xuyên vận động hợp lý, tránh luyện tập quá sức

Luyện tập thể thao là một điều hết sức khuyến khích. Tuy nhiên, tập với liều lượng như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn luyện tập quá sức, các cơ và xương khớp phải hoạt động quá tải, dẫn đến những chấn thương cho cơ, khớp, về lâu dài sẽ gây hại đến cấu trúc xương khớp.

Bạn cần biết cách kiểm soát cường độ cũng như thời gian tập luyện, chẳng hạn như thiết lập một kế hoạch luyện tập với thời gian khởi đầu bằng bài tập nhẹ nhàng, vừa sức trước khi tăng dần.

Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục điều độ

thua-can-beo-ơhi
Thừa cân, béo phì tạo áp lực lên xương khớp

Lười vận động là một trong những thói quen xấu gây hại cho xương khớp, dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống,…

Luyện tập thể thao ngay khi còn trẻ là một yếu tố quan trọng giúp hệ xương khỏe mạnh. Việc duy trì cân nặng hợp lý tạo điều kiện cho việc hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để tập những bài thể dục đơn giản, không chỉ rất hữu ích cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe bản thân. Một số môn thể thao tốt cho xương khớp bạn có thể tham khảo như: bơi lội, dưỡng sinh, đạp xe, cầu lông, yoga,…

Tránh ngồi sai tư thế thường xuyên

Ngồi quá cúi người về phía trước hay ngồi ngả ra sau lưng là những tư thế tạo cảm giác thoải mái nhưng không hề có lợi chút nào cho trục cột sống, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và xương hông. Do đó, bạn hãy chú ý tránh mắc phải những tư thế ngồi này, đặc biệt là đối với những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều.

Không nên khuân vác các vật quá nặng

Vác đồ nặng 1 bên vai hay đứng thẳng, cúi người để nâng vật nặng là những tư thế rất có hại cho cơ xương khớp vì chúng tác động mạnh lên trực tiếp cơ xương khớp của bạn, đồng thời dễ gây ra chấn thương (thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng). Khi bạn nâng một vật nặng, hãy bắt đầu ở tư thế ngồi thay vì đứng để giảm bớt nguy cơ gây hại xương khớp, nếu có cách di chuyển đồ vật nặng thay vì bê trên vai thì nên ưu tiên trước.

Đi giày cao gót liên tục

Giày cao gót là vật không thể thiếu làm tôn lên vóc dáng của người phụ nữ, tuy nhiên sử dụng giày cao gót trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các khớp xương. Thói quen này làm tăng sức ép, gây đau nhức ở các vị trí như mũi chân, bàn chân, đầu gối, thậm chí là cột sống. Vì thế hãy chọn cho mình một đôi giày có độ cao phù hợp với cơ thể, cũng như lựa chọn giày thể thao trong những trường hợp không cần thiết sử dụng giày cao gót để tránh được rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp.

Thăm khám cơ xương khớp khi có những dấu hiệu bất thường

tham-kham-co-xuong-khop
Khi phát hiện dấu hiệu đau nhức khớp cần đi thăm khám sớm

Nếu nhận thấy các dấu hiệu đau nhức khớp, hoạt động đi đứng khó khăn hơn so với bình thường thì nên đi thăm khám sớm. Trong trường hợp phát hiện ra bệnh lý cơ xương khớp thì việc điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa biến chứng, hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, nơi ứng dụng các công nghệ điều trị cơ xương khớp hiện đại, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị tân tiến.

Với sự phát triển trong ngành Y học tái tạo, hiện nay liệu pháp tế bào gốc mở ra cơ hội cho các bệnh nhân cơ xương khớp phục hồi khả năng vận động hoàn toàn không phẫu thuật, hạn chế tối đa sử dụng thuốc. Tế bào gốc là những tế bào đặc biệt có khả năng tăng sinh, biệt hóa. Khi đưa tế bào gốc vào vị trí xương khớp bị tổn thương, chúng sẽ tập trung sửa chữa tế bào hư hại, biệt hóa thành tế bào sinh sụn để tái tạo sụn khớp, giảm viêm, sưng, tăng máu nuôi dưỡng khớp, từ đó cải thiện khả năng vận động, đưa người bệnh trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Chủ đề:Cơ xương khớp

Tin liên quan

Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những …

Mỡ máu cao hay cholesterol máu cao là tình trạng có quá nhiều cholesterol, một …

Tình trạng mỡ máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tim …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.