Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những người bị mỡ máu cao nên làm gì để khắc phục tình trạng bệnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mỡ máu cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, nhất là những người mắc một bệnh lý mạn tính về tim mạch và gan. Dưới đây là 7 cách giảm mỡ máu và các biến chứng tim mạch.
Mỡ máu cao nên làm gì? 7 cách giảm mỡ máu
1. Đi khám để kiểm tra chỉ số mỡ máu
Mỡ máu cao nên làm gì? Bạn cần đến bệnh viện kiểm tra cholesterol máu định kỳ qua các xét nghiệm mỡ máu và các phương pháp y tế khác. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.Nếu bạn được chẩn đoán bị mỡ máu, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên như:
- Uống thuốc theo chỉ định
- Hạn chế uống rượu và bỏ hút thuốc lá
- Ăn các thực phẩm lành mạnh tốt cho tim mạch
- Duy trì chế độ vận động và rèn luyện sức khỏe
2. Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho tim mạch
Việc thay đổi chế ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện các dấu hiệu mỡ máu cao và tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống thông qua các quy tắc bên dưới.
Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thu lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) (còn gọi cholesterol xấu) trong máu. Lượng chất xơ này thường có trong các loại thực phẩm như yến mạch, đậu thận, cải Brussels, táo và lê.
Thêm protein whey: Protein whey thường có trong các sản phẩm từ sữa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bổ sung lượng protein whey giúp làm giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần cũng như huyết áp. Nhờ đó, giúp giảm triệu chứng mỡ máu cao và ổn định huyết áp.
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega-3 không làm tăng lượng cholesterol LDL. Mặt khác, omega-3 còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và làm giảm huyết áp. Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh.
Giảm ăn thực phẩm có chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa chủ yếu có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol trong máu. Khi bạn giảm tiêu thụ lượng chất béo bão hòa có thể làm giảm cholesterol LDL trong máu.
Không dùng thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: Các chất béo chuyển hóa được liệt kê trong thành phần thực phẩm là “dầu thực vật hydro hóa một phần”. Chất béo này thường được sử dụng trong chế biến bơ thực vật và bánh quy công nghiệp. Khi bạn tiêu thụ chất béo chuyển hóa nhiều sẽ làm tăng mức cholesterol tổng thể.
3. Duy trì tập thể dục để rèn luyện sức khỏe
Việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp cải thiện lượng cholesterol LDL. Khi bạn duy trì các hoạt động thể chất với mức độ vừa phải có thể giúp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) (còn gọi là cholesterol tốt). Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.
Bạn có thể cân nhắc chọn lựa việc vận động thể chất thông qua các bộ môn như:
– Đi bộ nhanh hàng ngày
– Đi xe đạp đến nơi làm việc
– Chơi một môn thể thao yêu thích
4. Bỏ thuốc lá nếu bạn có thói quen này
Mỡ máu cao nên làm gì? Việc ngừng hút thuốc lá sẽ giúp cải thiện mức cholesterol HDL trong máu của bạn rất rõ rệt. Việc cai thuốc lá sẽ mang đến cho bạn những lợi ích như:
- Trong vòng 20 phút sau khi cai thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ phục hồi nhanh chóng.
- Trong vòng ba tháng sau khi cai thuốc, hệ tuần hoàn máu và chức năng phổi của bạn bắt đầu cải thiện.
- Trong vòng một năm sau khi cai thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn giảm chỉ còn một nửa so với người hút thuốc.
5. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Khi bạn có cân nặng dư thừa hoặc bị béo phì cũng có thể làm tăng cholesterol trong máu. Do đó việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức cân đối, lành mạnh có thể giúp cải thiện các biểu hiện mỡ máu cao hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc giảm cân không chỉ giúp giảm lượng cholesterol LDL có hại mà còn giúp tăng lượng cholesterol HDL có lợi trong máu. Để giảm cân thành công, bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhé.
6. Hạn chế uống rượu
Theo một nghiên cứu khoa học năm 2020 của nhóm tác giả Gemma Chiva-Blanch, khi tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải có thể làm tăng cholesterol HDL tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) lại không đồng tình với kết luận trên. Theo AHA, việc uống rượu vang hoặc bất kỳ đồ uống có cồn đều không có tác dụng giảm cholesterol LDL hoặc cải thiện sức khỏe tim mạch. Cả hai tổ chức trên đều cho rằng, không có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào nói về việc uống rượu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đáng tin cậy.
Do đó Mỡ máu cao nên làm gì? Bạn nên hạn chế uống rượu bia và các thức uống có cồn, nếu được, lựa chọn tốt nhất là không nên uống.
Thực hiện lọc máu theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Ngoài những cách trên khi bạn bị mỡ máu cao nên làm gì? Với sự tiến bộ của y học, hiện trên thế giới có rất nhiều liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, điển hình là liệu pháp lọc máu. Với phương pháp này, hệ thống máy lọc máu sẽ sử dụng màng lọc thông minh giúp loại bỏ trực tiếp mỡ máu ra khỏi cơ thể chỉ từ 2-3 giờ.
Hiện nay, tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là một trong những đơn vị y tế uy tín đang áp dụng liệu pháp lọc máu công nghệ cao với hệ thống thiết bị lọc máu tân tiến. Khi đến thăm khám, bạn sẽ được các bác sĩ khám, tư vấn chi tiết, đồng thời chỉ định bạn thực hiện lại các xét nghiệm cần thiết. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị, các chuyên gia và bác sĩ tại bệnh viện sẽ thường xuyên giám sát để đảm bảo sự an toàn và tránh các rủi ro có thể xảy ra cho bệnh nhân.
Chẩn đoán mỡ máu cao như thế nào?
Để áp dụng đúng cách và hiệu quả các biện pháp nên làm gì khi mỡ máu cao ở trên, bạn cũng cần gặp bác sĩ để thăm khám sức và được chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bác sĩ có thể thực hiện các bước sau:
– Khám sức khỏe.
– Tìm hiểu lịch sử bệnh của bạn.
– Tìm hiểu lịch sử bệnh của gia đình bạn.
– Xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol.
– Tính toán điểm rủi ro bệnh tim mạch xơ vữa (ASCVD) trong 10 năm của bạn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn như:
– Xét nghiệm Lipoprotein (a)
– Xét nghiệm nồng độ Apolipoprotein B
– Xét nghiệm protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP)
– Chụp cắt lớp vi tính mạch vành tính điểm calci hóa (coronary calcium scan).
Mỡ máu cao không điều trị sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Nếu bạn bị không điều trị chứng bệnh mỡ máu cao có thể khiến mảng bám tích tụ bên trong mạch máu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Điều này có thể gây ra các biến chứng như:
- Đau tim
- Đột quỵ
- Bệnh tim mạch vành
- Bệnh động mạch cảnh
- Ngừng tim đột ngột
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Bệnh vi mạch
Trong đó, biến chứng đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Đột quỵ là tình trạng cấp tính xảy ra khi lưu lượng máu di chuyển đến một phần não bị gián đoạn hoặc giảm. Tình trạng này dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cung cấp cho các tế bào não. Đột quỵ có thể gây ra tổn thương não và ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể như vận động, cảm giác, khả năng nói, và nhận thức; thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Mỡ máu cao là một chứng bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe tim mạch và huyết áp. Vậy khi mỡ máu cao bạn nên làm gì? Bạn cần cải thiện tình trạng mỡ máu cao qua việc thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện lối sống lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hiệu quả hơn.
– Benefits and Risks of Moderate Alcohol Consumption on Cardiovascular Disease: Current Findings and Controversies
Pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7020057/
– Is drinking alcohol part of a healthy lifestyle?
Heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/nutrition-basics/alcohol-and-heart-health
– Hyperlipidemia
My.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia
– Top 5 lifestyle changes to improve your cholesterol
Mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935