Bài viết có sự tham vấn chuyên môn bởi Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng tự làm mới (khi được kích hoạt, tế bào gốc sẽ tăng sinh thành một tế bào gốc và một tế bào định hướng phát triển mô). Trong điều kiện nhất định, tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào gốc da, tế bào gốc cơ tim, tế bào gốc thần kinh,…. Ngày nay, công nghệ tế bào gốc mở ra một chuyên ngành y khoa mới: Y học tái tạo (Regenerative Medicine). Trong đó, tế bào gốc trung mô là loại tế bào gốc có tiềm năng ứng dụng lớn nhất trong y học tái tạo, đặc biệt là ứng dụng trong việc điều trị bệnh. Tế bào gốc có khả năng trở thành tế bào chuyên hóa với các chức năng sinh lý khác nhau
4 ưu điểm vàng của tế bào gốc trung mô trong việc điều trị bệnh
Có 4 ưu điểm nổi bật từ tế bào gốc trung mô được ứng dụng quan tâm trong điều trị bệnh:
1. Nguồn thu nhận
Nguồn thu dồi dào đến từ nhiều vị trí trên cơ thể trưởng thành như tủy xương, dây rốn, mô mỡ tự thân.
2. Tính sinh miễn dịch giới hạn
Khả năng sinh miễn dịch của tế bào dường như không có, nó không biểu hiện của các phân tử HLA (là phân tử phải được kiểm tra khi muốn cấy ghép gì đó từ người này sang người kia), đây là một điều đặc biệt của loại tế bào này. Ngoài ra nó không biểu hiện những phân tử kích thích miễn dịch như CD80, CD86. Chính vì lẽ đó mà các nghiên cứu lâm sàng đã đề xuất sử dụng tế bào gốc trung mô trong việc ghép giữa người này với người kia (ghép đồng loài) mà không cần xét nghiệm HLA. Chẳng hạn như đối với những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa không thu được mỡ, không thu được nguồn mô để thu nhận tế bào gốc thì có thể sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng.
3. Khả năng tăng sinh trong in vitro cao
Trong cơ thể của chúng ta trữ lượng tế bào gốc rất ít (trong mô mỡ chỉ có 0,2- 5%). Nhưng khi lấy tế bào đó ra khỏi cơ thể và đưa vào môi trường phòng LAB thì chúng phát triển rất nhanh và mạnh mẽ ( từ 1 triệu tế bào sẽ tạo thành 2 triệu tế bào, 4 triệu tế bào, trăm triệu tế bào và hơn thế nữa). Với sự tăng sinh mạnh mẽ của chúng như vậy giúp đáp ứng được nhu cầu điều trị của cơ thể. So với việc cấy ghép thì sẽ hiệu quả hơn vì cấy ghép hiện giờ khoảng 1 triệu tế bào/1kg cơ thể.
4. Có khả năng tồn tại và di cư đến vùng tổn thương
Trong quá trình ứng dụng liệu pháp tế bào gốc, chúng ta cần biết rằng khi tế bào này được đưa vào cơ thể chúng có đến được vị trí bị bệnh hay không? Đối với liệu pháp truyền toàn thân, người ta đã chứng minh được trên tế bào này có thụ thể và thụ thể này bị thu hút, hấp dẫn bởi những vùng mô đang bị tổn thương, đây là cơ chế di cư của tế bào đến vị trí bị tổn thương.
Tế bào gốc trung mô trong điều trị “bệnh liên quan lão hóa”
Trong vấn đề các bệnh liên quan về lão hóa, các nhà khoa học đưa ra 4 điểm chính đó là khi chúng ta sử dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị các vấn đề về lão hóa ở người cao tuổi hay ở những người có dấu hiệu về lão hóa, giúp giải quyết những vấn đề như:
– Tình trạng viêm
– Giảm gốc oxy hóa
– Điều hòa miễn dịch
– Kích thích sự tái tạo: Các tế bào này tiết ra những yếu tố tăng trưởng, kích thích tế bào khác đi vào quá trình tái tạo
Kiểm soát quá trình nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy tế bào gốc đạt chuẩn
Do đặc tính sản phẩm điều trị từ tế bào nên quy trình điều trị và khâu bảo quản cần đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe để khi đưa tế bào vào vùng da điều trị phải là những tế bào đạt chất lượng nhất, đáp ứng tiêu chuẩn.
Theo sự thống nhất chung toàn cầu, việc sử dụng các sản phẩm tế bào sẽ quản lý nghiêm ngặt từ quy trình lấy tế bào ra khỏi cơ thể đến quá trình tăng sinh tế bào trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt là quy trình GMP WHO, quy trình này sẽ kiểm soát từ đầu vào (tất cả những nguyên liệu được đưa vào để sản xuất như: tế bào, những dung dịch nuôi tế bào, dụng cụ thao tác trên tế bào). Các sản phẩm từ tế bào (đầu ra) cũng được kiểm soát tạo thành một quy trình khép kín đạt chuẩn.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA sở hữu hệ thống phòng LAB hiện đại đạt chuẩn GMP WHO tại Việt Nam với các thiết bị tối tân từ Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp, Đức,… nhằm phục vụ công tác xét nghiệm, chiết tách, nuôi cấy, lưu trữ, sản xuất và điều trị bằng tế bào.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại bao gồm các hệ thống máy, hệ thống phòng sạch tại phòng sản xuất đạt cấp độ sạch Class 7 theo tiêu chuẩn ISO 14644-1:2015 và các thiết bị chuyên dụng bảo đảm môi trường làm việc vô trùng và an toàn cho quá trình nghiên cứu và sản xuất tế bào gốc.
Đặc biệt, với thế mạnh sở hữu Ngân hàng mô – tế bào gốc do Bộ Y tế chính thức cấp phép, Bệnh viện Quốc tế DNA minh chứng cho năng lực cung cấp dịch vụ lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc chất lượng cao của bệnh viện trong điều trị, lưu trữ tế bào gốc.
Theo Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA: “Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khả năng thu thập mẫu mô, phân lập, nuôi cấy, tăng sinh và bảo quản tế bào gốc trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống và chất lượng của tế bào gốc. Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế GMP-WHO là hệ thống đạt các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực chuyên môn và điều kiện an toàn sinh học cho toàn bộ quy trình sản xuất theo quy định của tổ chức y tế thế giới, giúp đảm bảo việc kiểm soát chất lượng sản phẩm tế bào gốc, cũng như việc bảo quản và lưu trữ tế bào gốc tại Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA. Việc đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và quyền lợi của khách hàng, bệnh nhân luôn được ưu tiên hàng đầu. Tất cả các thông tin của khách hàng, bệnh nhân đều được bảo mật. Việc lưu trữ tế bào gốc trung mô từ mô mỡ và từ mô cuống rốn tại Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA là nguồn bảo hiểm sinh học quý báu, tế bào gốc mang lại cơ hội điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, việc hiến tặng tế bào gốc cho Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA là trao tặng cơ hội cho việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.”
Với hệ thống phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO, ngân hàng mô – tế bào gốc do Bộ Y tế chính thức cấp phép, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Bệnh Viện Quốc Tế DNA để gửi nguồn tế bào của chính mình hoặc con cháu để lưu trữ và sử dụng khi cơ thể cần lúc tái tạo, ốm đau, phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm:
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900 2840 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn chi tiết