Thoái hóa khớp không chỉ là nỗi lo dành riêng cho người cao tuổi mà cả những người trẻ cũng có khả năng mắc phải. Người trẻ dù trong độ tuổi 20, 30 nếu thường xuyên tham gia các hoạt động đòi hỏi thể lực mạnh, chơi thể thao hoặc bị chấn thương như rách sụn chêm ở đầu gối cũng rất dễ phát triển các bệnh đau nhức xương khớp, điển hình như thoái hóa khớp sớm.
Thoái hóa khớp ở người trẻ – Nguyên nhân do đâu?
Thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp phổ biến và thường xảy ra ở những người cao tuổi do tình trạng hao mòn các khớp xảy ra tự nhiên theo tuổi tác. Thế nhưng, thực tế thoái hóa khớp vẫn có khả năng xuất hiện ở người trẻ, nhất là những ai từng có chấn thương ở khớp hoặc chơi thể thao chuyên nghiệp.
Ở người trẻ tuổi, tổn thương khớp thường xảy ra do khớp phải chịu lực tác động và tình trạng này có thể lặp đi lặp lại ở những người thường xuyên chơi thể thao. Thêm vào đó, các chấn thương khớp làm giảm sự ổn định của khớp xương cũng là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa khớp khởi phát sớm ở người trẻ.
Khi thoái hóa khớp tiến triển, xương và khớp có thể bị biến đổi hình dạng, phát triển các gai xương trên khớp. Xương hoặc sụn cũng có khả năng dễ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi gồm:
- Lối sống thụ động, ít vận động.
- Gia đình có người bị thoái hóa khớp.
- Mắc chứng loạn sản xương hông bẩm sinh.
- Mắc bệnh đái tháo đường hoặc rối loạn liên quan đến hormone tăng trưởng.
- Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như khớp gối, mắt cá chân.
- Ngồi lâu do tính chất công việc có thể gây thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng (lưng dưới).
- Vận động quá mức hoặc chơi thể thao thường xuyên, đặc biệt là các môn thể thao có tác động mạnh như bóng đá, bóng bầu dục,…
Tỷ lệ bị thoái hóa khớp ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Khoảng 60% người bệnh thoái hóa khớp là phụ nữ.
Triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp ở người trẻ
Việc nhận biết và xác định sớm triệu chứng thoái hóa khớp ở người trẻ trong độ tuổi 20, 30 thường không dễ dàng vì dễ bị bỏ qua bởi lối sống năng động, bận rộn. Cảm giác đau khớp có khi bị nhầm lẫn với những cơn đau xảy ra do luyện tập thể thao.
Một số triệu chứng đáng chú ý cho thấy bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là:
- Tình trạng đau khớp dai dẳng.
- Cứng khớp kéo dài sau khi không hoạt động.
- Độ linh hoạt của khớp giảm rõ rệt, khó khăn khi di chuyển khớp.
Ngoài ra, bạn có thể có các dấu hiệu tại khớp như nghe thấy âm thanh lục cục khi di chuyển, cử động khớp, cảm thấy các cơ xung quanh yếu đi hay nhận thấy tình trạng sưng tấy ở vùng xung quanh khớp.
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào nhưng thường ở đầu gối, hông, cột sống và các khớp nhỏ ở bàn tay. Các cơ và mô xung quanh khớp vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Làm gì khi có các triệu chứng thoái hóa khớp?
Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ là viêm khớp, thoái hóa khớp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt để nhận được phương án điều trị phù hợp, tránh gặp phải biến chứng nặng nề. Cách tốt nhất để làm chậm tiến triển của thoái hóa khớp, cố gắng bảo tồn chức năng khớp chính là chẩn đoán sớm bệnh và tuân theo kế hoạch điều trị.
Các phương pháp giúp điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ nói chung bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, liệu pháp tái tạo chỉnh hình sinh học (orthobiologics) và phẫu thuật.
- Thay đổi lối sống: Giảm cân nếu cần thiết, tập luyện các bài tập tác động thấp như yoga để tăng cường sức mạnh các cơ quanh khớp, giúp ổn định khớp. Các bài tập vật lý trị liệu với chuyên gia cũng mang lại kết quả tốt cho người bị thoái hóa khớp.
- Sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp: Thường dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn theo chỉ định bác sĩ.
- Liệu pháp tái tạo chỉnh hình sinh học (orthobiologic): Sử dụng các chất sinh học (tự nhiên) để tăng cường khả năng tự chữa lành của cơ thể, giảm đau và các triệu chứng bệnh để tránh phải phẫu thuật chỉnh hình.
- Phẫu thuật: Các trường hợp thoái hóa khớp nặng có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để thay khớp như thay khớp gối, thay khớp hông. Phẫu thuật nội soi cũng được sử dụng để loại bỏ mảnh sụn và xương bị tổn thương, giảm bớt cảm giác đau đớn khi cử động.
Ngày nay, sử dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp cũng là một liệu pháp tái tạo chỉnh hình sinh học được nhiều người lựa chọn.
“Hai đặc tính nổi bật của tế bào gốc tự thân trong điều trị cơ xương khớp là tính điều hòa miễn dịch và tính biệt hóa. Khi quá trình viêm xảy ra, tế bào gốc tự thân sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như SGF, EGF ức chế cytokine viêm làm giảm đi tình trạng viêm và kích thích máu nuôi dưỡng khớp. Điều này hỗ trợ cho sự hồi phục của các tổn thương đang xảy ra”.
Nhờ đó, bề mặt sụn khớp được cải thiện sau khi tiêm tế bào gốc từ 6-12 tháng, sụn khớp dày lên và cấu trúc xương dưới sụn cũng tốt hơn.
Hơn thế nữa, liệu pháp tế bào gốc phục hồi cơ xương khớp chắc khỏe từ bên trong không cần phải phẫu thuật nên hạn chế các biến chứng có thể gặp phải như nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tác dụng phụ từ sử dụng thuốc gây tê/ gây mê, thuốc giảm đau. Người bệnh cũng có thể điều trị và ra về ngay trong ngày, không mất thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện.
Đặc biệt, nguồn tế bào gốc được tách chiết, nuôi cấy trong phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO tại Bệnh viện Quốc tế DNA luôn đảm bảo về chất lượng và số lượng để sẵn sàng phục vụ nhu cầu điều trị các triệu chứng đau nhức xương khớp của từng khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở thực hiện phương pháp ứng dụng tế bào gốc để điều trị bệnh đau nhức xương khớp, hãy ghé đến Bệnh viện Quốc tế DNA để được tư vấn và khám chữa tận tình bởi đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm.
Phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ như thế nào?
Với các yếu tố nguy cơ thoái hóa khớp có thể thay đổi, bạn hoàn toàn chủ động phòng ngừa được khả năng khởi phát sớm căn bệnh này:
- Bảo vệ các khớp, tránh để chấn thương: Mặc dù không thể đảm bảo tuyệt đối nhưng bạn nên bảo vệ khớp nhiều nhất có thể bằng cách đeo đầy đủ thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao. Nếu chẳng may bị chấn thương, hãy chăm sóc khớp đúng cách, không để tổn thương nặng thêm.
- Tập thể dục thường xuyên: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người nên tập thể dục ở mức độ vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần, tương ứng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Duy trì hoạt động thể chất sẽ giữ cho các khớp linh hoạt, ổn định hông và đầu gối, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Giảm bớt cân nặng dư thừa giúp giảm áp lực và căng thẳng lên khớp, hạn chế phản ứng viêm xảy ra. Mô mỡ làm tăng lượng cytokine hoặc protein gây viêm, trong đó cytokine còn ảnh hưởng đến sụn, làm tăng nguy cơ tổn thương mô ở khớp.
- Quản lý nồng độ đường huyết: Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể làm tăng tình trạng viêm và số lượng các phân tử gây cứng khớp.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ kéo dài kèm theo cứng khớp, hạn chế cử động có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa khớp, đặc biệt khi bạn có yếu tố nguy cơ. Do đó, đừng xem nhẹ các triệu chứng và cơ hội chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, năng động.
- Kingedwardvii.co.uk
- Health.com
- Proortho.com
- Who.int
- Ncbi.nlm.nih.gov
- Orthoinfo.aaos.org