Một số người chủ quan cho rằng các bệnh về xương khớp không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trên thực tế, chúng vẫn đang âm thầm tàn phá sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh một cách nghiêm trọng. Để càng lâu, việc điều trị bệnh xương khớp càng tốn kém và mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh cơ xương khớp
Thoái hóa khớp là quy luật tất yếu trong quá trình lão hóa của cơ thể. Khi con người lớn tuổi, lớp sụn trong cơ thể đã được sử dụng trong một thời gian khá dài nên bị bào mòn đi. Các thói quen thường ngày hay hoạt động sinh hoạt thường xuyên leo cầu thang, khuân vác nặng làm cho quá trình mòn lớp sụn diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của các vi chấn thương xảy ra thường xuyên, của các bệnh khớp như nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp hay trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp: Bị ngã, tai nạn thể thao, tai nạn lao động,…
5 bệnh cơ xương khớp biến chứng nguy hiểm
Loãng xương
Loãng xương còn được gọi là xốp xương hay thưa xương, một loại bệnh lý ảnh hưởng tới mật độ và chất lượng của hệ thống xương. Xương sẽ trở nên mỏng manh, giòn và dễ gãy ở các vị trí như cột sống cổ, cột sống lưng,… Đây đều là những vị trí chịu lực và có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và tỉ lệ thuận với độ tuổi (phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ bị loãng xương).
Thoái hóa khớp
Trong các bệnh về xương khớp thì thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn và hư tổn.
Sụn khớp có vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu khớp khi cử động nên khi sụn bị bào mòn, làm trơ ra đầu xương lồi lõm sẽ gây đau. Nếu không kịp chữa trị, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn với các triệu chứng như: Sưng khớp, viêm hoặc đau bắp cơ xung quanh, biến dạng khớp, thậm chí phát ra các tiếng lạo xạo khi vận động.
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm thoái hóa bị rách ra, khối nhân này thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý y khoa đặc thù bởi triệu chứng đau dọc xuống từ lưng dưới. Cơn đau thường ập tới sau các hoạt động nâng nhấc các vật nặng không đúng tư thế. Nguyên nhân chính là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa do vận động mạnh.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp được xem là một bệnh mãn tính quan trọng trong nhóm bệnh thấp khớp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng hoạt động của khớp.
Điều trị bệnh cơ xương khớp càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng
Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh cơ xương khớp, trước tiên bạn cần có ý thức thực hiện các hành động phòng ngừa từ sớm như: Không nên khuân vác các vật nặng, khuân vác sai tư thế, nếu làm công việc có tính chất ngồi lâu thì nên vận động nhẹ cơ thể sau mỗi 30 phút – 1 tiếng. Song song đó là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ xương khớp, hạn chế thức uống có cồn, hạn chế bia rượu, các loại thịt đỏ, món ăn chua mặn, đồ bột tinh chế, đồ nếp vì những thực phẩm này dễ làm cho tình trạng bệnh cơ xương khớp xấu hơn.
Bệnh xương khớp – cột sống khi được điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tăng tỉ lệ phục hồi và giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Hiện nay, để giải quyết cơn đau khớp, có một vài phương pháp được áp dụng như sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi, ghép sụn, thay khớp. Tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng các phương pháp này, một vài ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra.
Trước những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị cơ xương khớp, liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là hướng đi mới đầy triển vọng. Phương pháp này sử dụng một loại tế bào đặc biệt trong cơ thể, có khả năng sửa chữa, thay thế, biệt hóa. Khi đưa vào cơ thể các tế bào này sẽ tự tập trung, di chuyển đến vị trí, mô tổn thương để điều trị, biệt hóa thành các tế bào sinh sụn để tái tạo sụn khớp bị thoái hóa, điều hòa máu nuôi dưỡng sụn khớp, giảm viêm, sưng. Đây được xem là phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn, mang lại hiệu quả điều trị khả quan cho người bệnh cơ xương khớp, giúp giảm nguy cơ thay khớp nhân tạo.