bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Tiềm năng của tế bào gốc trung mô trong điều trị thoái hóa khớp

Khi tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa các cơ quan trong cơ thể càng mạnh, hệ thống cơ xương khớp cũng không ngoại lệ. Điển hình khi càng lớn tuổi, chúng ta dễ dàng mắc các bệnh về cơ xương khớp, cụ thể là thoái hóa khớp.

Nhiều năm gần đây, liệu pháp tế bào gốc được xem như một liệu pháp tiềm năng trong việc điều trị tổn xương sụn khớp. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau để điều trị viêm xương khớp với tỉ lệ thành công khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả trường hợp, các tế bào gốc trung mô (MSCs) được cho là thích hợp nhất cho điều trị nhờ vào khả năng biệt hóa thành các tế bào mô sụn, tái tạo và phục hồi tổn thương xương khớp mà không liên quan đến vấn đề đạo đức.

te-bao-goc-trung-mo

Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô là các tế bào gốc trưởng thành đa năng sở hữu những đặc tính đặc biệt, có khả năng biệt hóa trở thành các tế bào chức năng trong cơ thể như sụn, mỡ, xương, thần kinh, gan, thận,… Các nhà khoa học đã chứng minh được trên tế bào này có thụ thể và thụ thể này bị thu hút, hấp dẫn bởi những vùng mô đang bị tổn thương, đây là cơ chế di cư của tế bào đến vị trí bị tổn thương. Nên khi truyền vào cơ thể, các tế bào gốc sẽ tìm đến vị trí tổn thương để tái tạo, sửa chữa.

Tế bào gốc trung mô có nguồn thu dồi dào đến từ nhiều vị trí trên cơ thể trưởng thành như tủy xương, dây rốn, mô mỡ tự thân.

Với những đặc tính chuyên biệt, việc ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đang ngày càng được mở rộng và trở thành hiện tượng gây chú ý trong y học tái tạo, trong đó có ứng dụng điều trị các bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa khớp.

Tiềm năng của tế bào gốc trung mô trong điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hậu quả của cả vấn đề sinh học và cơ học, cụ thể là mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình thoái hóa bình thường của tế bào sụn khớp, xương dưới sụn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sụn khớp mà còn bao gồm cả xương dưới sụn, bao khớp, dây chằng, màng hoạt dịch và những cơ quanh khớp.

tiem-nang-te-bao-goc-trong-dieu-tri-co-xuong-khop
Sụn khớp gối bị bào mòn khi bị thoái hóa khớp gối

Khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa thì khả năng tái tạo, phục hồi là hữu hạn. Việc cung cấp thêm nguồn nguyên liệu giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo và phục hồi là cần thiết. Đặc biệt là các mô sụn khớp bị hư hại do quá trình cơ học, sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Phương pháp điều trị cơ xương khớp có sử dụng tế bào gốc giúp tái tạo sụn khớp theo hướng bảo tồn khớp, hạn chế các biến chứng dẫn đến thay thế khớp nhân tạo.

Khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc sẽ tìm đến vị trí bị tổn thương nhằm sửa chữa, phục hồi các cấu trúc bị hư hại. Đồng thời, tế bào gốc còn giúp tăng tính điều biến miễn dịch làm giảm viêm cấp và mạn tính giúp tăng cường khả năng hồi phục của mô bị tổn thương. Điều trị càng ở giai đoạn sớm, tỉ lệ hồi phục càng cao.

Tế bào gốc mở ra cơ hội tuyệt vời cho việc ngăn ngừa sự tiến triển của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thoái hóa khớp. Dưới đây là một số tiềm năng của tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp:

– Khả năng tái tạo mô và sụn khớp: Tế bào gốc có khả năng biệt hoá và tái tạo thành các loại tế bào cần thiết trong mô cơ xương khớp như tế bào sụn, tế bào xương và tế bào liên kết. Chúng có thể được sử dụng để cấy ghép vào các khớp xương bị tổn thương hoặc sụn để giúp tái tạo mô, giảm đau và sưng to. Điều này có nghĩa rằng tế bào gốc có khả năng tái tạo mô sụn trong khớp bị thoái hóa, giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

– Giảm viêm nhiễm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào gốc có khả năng giảm viêm nhiễm, một trong những yếu tố quan trọng gây đau và hủy hoại khớp trong trường hợp thoái hóa khớp.

– Kích thích sự phát triển của tế bào sụn: Tế bào gốc có thể tạo điều kiện để tế bào sụn tự phát triển và phục hồi.

– Giảm triệu chứng đau: Các nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy rằng việc sử dụng tế bào gốc có thể giúp giảm triệu chứng đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp.

– Tránh phẫu thuật: Sử dụng tế bào gốc có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự cần thiết của phẫu thuật khớp thay thế trong các trường hợp nhẹ và trung bình của thoái hóa khớp.

– Kích thích sự tái tạo mô: Tế bào gốc cũng có khả năng kích thích tế bào trong cơ xương khớp tái tạo và phục hồi sau tổn thương.

– Không gây phản ứng miễn dịch: Trong trường hợp sử dụng tế bào gốc từ cơ thể của bệnh nhân (tế bào gốc tự thân), nguy cơ phản ứng miễn dịch thấp hơn so với việc sử dụng tế bào từ nguồn khác (tế bào gốc đồng loại).

Ở giai đoạn nào nên điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc?

Bệnh thoái hóa khớp gối khi được điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tăng tỉ lệ phục hồi và giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Thông thường thoái hóa khớp sẽ trải qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Sự thoái hóa mới diễn ra, vì vậy lớp sụn chỉ bị hư hại nhẹ. Người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều.

– Giai đoạn 2: Bề mặt xương và các mô tiếp xúc sẽ cứng lại. Điều này dẫn đến sự phát triển của lớp xương mỏng bên dưới sụn. Tuy xảy ra vài hư hại nhỏ nhưng các xương không cọ xát hoặc va chạm vào nhau. Người bệnh gặp triệu chứng cứng khớp, đau đầu gối. Sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu, có thể cảm nhận khu vực xung quanh khớp gối trở nên cứng lại.

– Giai đoạn 3: Lớp sụn ở giai đoạn này tiếp tục mỏng và vỡ ra. Xương phản ứng bằng cách trở nên dày hơn, phát triển mạnh mẽ và có nguy cơ hình thành gai xương. Các mô lót khớp bị viêm nên tăng sản xuất chất lỏng để tăng sưng. Điều này có thể gây tràn dịch khớp gối và các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người bệnh cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Các hoạt động hằng ngày (đi lại, chạy bộ, quỳ gối,…) khi thực hiện đều trở nên khó khăn. Đặc biệt, vùng khớp gối có thể sưng, nóng đỏ, đau do tình trạng viêm gây nên.

– Giai đoạn 4: Ở giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, không gian chung giữa xương càng thu hẹp khiến cho sụn vỡ nhiều thêm. Khớp trở nên đơ cứng, viêm sưng liên tục. Lúc này, rất ít chất dịch tiết ra ở khớp, các xương va chạm và cọ xát vào nhau gây đau đớn khi di chuyển. Tình trạng bệnh dễ dàng được phát hiện khi chụp X-quang. Khớp gối của người bệnh có thể biến dạng, đau do mất sụn không đối xứng.

Theo TS. Daniel Noel, Giám đốc nghiên cứu tại Bệnh viện Saint Eloi (Pháp), các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến tiền lâm sàng và lâm sàng đều cho thấy hiệu quả của tế bào gốc từ mô mỡ trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 đã và đang được tiến hành tại Pháp cũng cho kết quả: Tế bào gốc trung mô an toàn và có hiệu quả rõ rệt trong giảm đau, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý và phục hồi sụn khớp thoái hóa.

Nguồn: Internet

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Trải qua 6 năm hoạt động không ngừng nghỉ, Bệnh viện Quốc tế DNA đã …

Bệnh tật, thuốc men, nội tiết tố thay đổi, nhịp sinh học xáo trộn cộng …

Đau lưng là tình trạng thường gặp và đôi khi ít được chú ý đến. …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.