bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Rối loạn nội tiết tố mãn kinh có nguy hiểm không? Đừng chủ quan, lơ là!

Mãn kinh là thời điểm mà nữ giới không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tục. Trung bình phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 51. Quá trình chuyển sang thời kỳ mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố xảy ra, kéo theo một loạt các triệu chứng khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều này khiến nhiều người lo lắng và đặt ra nghi vấn: Liệu rối loạn nội tiết tố mãn kinh có nguy hiểm không?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều mối lo ngại về tim, xương, hệ tiết niệu, cân nặng và sức khỏe tâm thần. Để biết rõ liệu tình trạng rối loạn nội tiết tố mãn kinh có nguy hiểm không cũng như hiểu thêm những biện pháp khắc phục, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Rối loạn nội tiết tố mãn kinh có nguy hiểm không?

Tình trạng rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ gặp phải các triệu chứng như:

  • Bốc hỏa
  • Khó ngủ
  • Tăng cân
  • Nhức đầu
  • Đau ngực
  • Khô âm đạo
  • Tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau nhức khớp và cơ
  • Kinh nguyệt không đều
  • Rụng tóc hoặc tóc mỏng đi
  • Khô da, khô mắt, khô miệng
  • Thay đổi ham muốn tình dục
  • Tiểu gấp, thường xuyên hơn
  • Khó tập trung hoặc suy giảm trí nhớ
  • Thay đổi cảm xúc hoặc trầm cảm nhẹ

Đây không phải là những triệu chứng nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng, nhưng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nếu gặp phải những tình trạng trên thì bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Các biến chứng có thể gặp phải trong giai đoạn mãn kinh

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng estrogen có tác dụng bảo vệ tim, xương và trí não, nhưng trong thời kỳ mãn kinh cơ thể sản xuất ít hormone estrogen hơn và điều này có thể gây ra các biến chứng điển hình sau đây:

1. Mất xương

Việc thiếu hụt estrogen có thể gây ra tình trạng tiêu xương ở phụ nữ mãn kinh.

Nội tiết tố estrogen có vai trò ức chế quá trình tiêu xương. Vì vậy, khi cơ thể tạo ra ít estrogen trong giai đoạn mãn kinh, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương mới. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, dễ gãy xương hoặc té ngã…

Thực tế, tỉ lệ mất xương ở mỗi phụ nữ mãn kinh là khác nhau. Theo giám đốc điều hành của Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), phụ nữ có thể mất đến 20% mật độ xương sau khi mãn kinh. 

2. Các bệnh lý về tim mạch

Với câu hỏi “Rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh có nguy hiểm không?”, các chuyên gia sức khỏe nhận định sự sụt giảm của estrogen trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Thông thường, estrogen có chức năng giữ cho thành mạch máu linh hoạt, có thể giãn ra để thích ứng với những thay đổi lưu lượng máu, từ đó cải thiện hoạt động tuần hoàn. Khi nồng độ nội tiết tố estrogen giảm đi do mãn kinh và kết hợp với những yếu tố như huyết áp cao, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động, cholesterol “xấu” cao… phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như:

  • Đột quỵ
  • Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE)
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh van tim

3. Các vấn đề về tâm thần

Phụ nữ mãn kinh đôi khi có thể gặp phải các vấn đề về tâm thần, điển hình như:

  • Sương mù não: Trong giai đoạn tiền mãn kinh, một số phụ nữ gặp phải tình trạng sương mù ở não, có thể bao gồm mất trí nhớ, khó tìm được từ ngữ thích hợp…
  • Bệnh Alzheimer: Một số bằng chứng cho thấy lượng estrogen giảm trong giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Các vấn đề về tâm lý: Nữ giới thường có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Tình trạng rối loạn nội tiết tố mãn kinh là nguyên nhân gây ra sự thay đổi tâm trạng và các vấn đề về tâm lý.

4. Các vấn đề về đường tiết niệu

Estrogen không chỉ có chức năng giữ cho hệ thống sinh sản khỏe mạnh mà còn duy trì sức khỏe cơ vùng chậu và mô bàng quang, hỗ trợ kiểm soát nhu cầu đi tiểu. Nồng độ estrogen thấp trong giai đoạn mãn kinh khiến cơ vùng chậu yếu đi. Không những thế, sự thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng áp lực cơ ở khu vực niệu đạo, khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang trống rỗng. Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh còn có thể gặp phải các vấn đề về đường tiết niệu như:

  • Khó tiểu
  • Tiểu không tự chủ
  • Buồn tiểu đột ngột
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Thức giấc để đi tiểu từ 2 lần trở lên mỗi đêm

5. Tăng cân

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn “Rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh có gây tăng cân không?” thì câu trả lời chính là “Có”. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến tăng cân, nhất là ở vùng bụng. Tuy đây là tình trạng tự nhiên nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe như:

  • Cân nặng tăng thêm làm tăng lượng máu nên tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
  • Thừa cân hoặc béo phì cũng thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao, rối loạn giấc ngủ, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

Làm sao để khắc phục các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh?

Duy trì chế độ ăn khoa học góp phần hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng mãn kinh

1. Các biện pháp tự nhiên

Việc thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh và tích cực hơn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Phụ nữ mãn kinh cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức khỏe. Việc bổ sung thêm omega-3 góp phần cải thiện tình trạng đổ mồ hôi đêm. Đừng quên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi và magiê để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Hoạt động thể chất đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: Phụ nữ mãn kinh có thể tập yoga, tập thở hoặc ngồi thiền để kiểm soát căng thẳng và quản lý cảm xúc.
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Ngừng hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu bia vì thức uống có cồn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các triệu chứng mãn kinh. Chú ý ngủ sớm, không vì muốn giảm cân mà bỏ bữa liên tục hoặc quá phụ thuộc vào thức uống chứa caffeine để duy trì sự tỉnh táo.

2. Các biện pháp y khoa

Nếu các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị. Các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp y khoa để khắc phục những triệu chứng mãn kinh như:

  • Liệu pháp hormone: Có hai loại liệu pháp hormone chính thường được áp dụng là liệu pháp estrogen (ET) và liệu pháp kết hợp sử dụng cả hormone estrogen và progesterone (EPT). Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc: Tùy thuộc vào từng triệu chứng mãn kinh mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau cho bạn, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm để kiểm soát chứng bốc hỏa…

Bên cạnh các liệu pháp y khoa đã đề cập ở trên, bạn có thể cân nhắc thêm Liệu pháp năng lượng tái tạo để hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố do mãn kinh gây ra, từ đó khắc phục các triệu chứng mãn kinh khó chịu.

Đây là liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch để bổ sung chất chống oxy hóa và vitamin, khoáng chất, đồng thời cung cấp thêm năng lượng để kích thích các tế bào hoạt động năng suất hơn.

Từ đó, các chức năng của cơ thể được nâng cao, vẻ đẹp tươi trẻ của các chị em phụ nữ cũng được duy trì trong thời gian dài. Ngoài ra, liệu pháp năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mãn kinh như:

  • Ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng hơn.
  • Giảm bốc hỏa, cáu gắt bực dọc vô cớ.
  • Cải thiện chất lượng tình dục, từ đó duy trì hạnh phúc gia đình.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố, đưa hormone về mức cân bằng. 
  • Giảm stress, loại bỏ mọi căng thẳng và lo lắng, giúp tinh thần thư thái.
  • Tăng cường năng lượng tràn đầy, mang đến năng suất làm việc hiệu quả.

Tại Việt Nam, một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy áp dụng Liệu pháp Năng lượng tái tạo là Bệnh viện Quốc tế DNA. Khi đến thăm khám tại bệnh viện, bạn sẽ được tư vấn kỹ càng và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân. Sau đó, đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ tiến hành áp dụng liệu pháp chữa trị phù hợp nhất theo phác đồ.

Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Rối loạn nội tiết tố mãn kinh có nguy hiểm không?”. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về các triệu chứng mãn kinh cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, đừng ngần ngại đến Bệnh viện Quốc tế DNA hoặc liên hệ hotline 1900 2840 để được hỗ trợ nhé!

Chủ đề: , , , , , , ,

Tin liên quan

Đau đầu mất ngủ có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Việc …

Đau mãn tính đi kèm với triệu chứng đau khớp và cơ, mệt mỏi, cáu …

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.