bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Liệu pháp tế bào gốc – Bước tiến mới trong điều trị bệnh loãng xương

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA.

Liệu pháp tế bào gốc đang mở ra hướng đi đầy triển vọng trong điều trị loãng xương, tương tự những bước đột phá trước đó trong điều trị Parkinson, chấn thương khớp gối, bệnh lý thần kinh và nhiều lĩnh vực y khoa khác. 

Loãng xương là tình trạng mà xương trở nên yếu và dễ gãy hơn bình thường. Bệnh lý này ảnh hưởng đến hàng triệu người, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ sau khi mãn kinh. Các phương pháp điều trị truyền thống giúp kiểm soát triệu chứng nhưng không thể phục hồi các tổn thương đã xảy ra. 

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mà mật độ xương giảm, làm cho xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Nguyên nhân là do cơ thể phá hủy xương cũ nhanh hơn khả năng tái tạo xương mới. Điều này khiến xương trở nên yếu, dễ gãy ở các vùng như hông, cột sống, và cổ tay. Loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi xảy ra gãy xương, nên còn được gọi là “căn bệnh thầm lặng.”

dieu-tri-loang-xuong-bang-te-bao-goc (4)
Mật độ xương ở người bình thường và mật độ xương ở người loãng xương

Triệu chứng và chẩn đoán bệnh loãng xương

Loãng xương thường được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì căn bệnh này ít biểu hiện triệu chứng cho đến khi xương bị gãy sau các chấn thương nhỏ như té ngã, va đập. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm đau lưng, giảm chiều cao theo thời gian và tư thế gù lưng hoặc còng.

Để chẩn đoán căn bệnh này, bác sĩ thường sử dụng DEXA scan (chụp mật độ xương) để đo độ chắc của xương và đánh giá nguy cơ loãng xương.

Các phương pháp điều trị truyền thống

Những phương pháp điều trị loãng xương phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thuốc bisphosphonates
  • Liệu pháp sử dụng các chất giống hormone
  • Bổ sung canxi và vitamin D

Các phương pháp này giúp làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương, nhưng không có khả năng tái tạo lại xương đã mất. Vì vậy, sự xuất hiện của liệu pháp tế bào gốc mang đến niềm hy vọng mới cho điều trị loãng xương.

Cơ chế của liệu pháp tế bào gốc trong điều trị loãng xương

Tế bào gốc là những tế bào đặc biệt có khả năng tự làm mới, tăng sinh và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Nhờ khả năng này, chúng trở thành công cụ hữu hiệu để tái tạo và sửa chữa các mô, bao gồm xương.

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells, MSCs), được thu hoạch từ tủy xương, mô mỡ và mô cuống rốn, có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó có tế bào tạo xương (osteoblasts), và khả năng điều hòa miễn dịch, vì vậy tế bào gốc trung mô là lựa chọn đầy hứa hẹn trong điều trị loãng xương.

Các tế bào gốc trung mô (MSCs) có ba cơ chế chính để điều trị loãng xương:

– Thứ nhất, MSCs có khả năng di cư và hướng đích, giúp chúng di chuyển đến vùng tổn thương khi nhận được tín hiệu và bắt đầu quá trình tái tạo mô đồng thời kích thích sản sinh các nguyên bào xương, từ đó cải thiện mật độ và độ bền của xương. 

– Thứ hai, MSCs thúc đẩy quá trình tạo mạch máu mới (angiogenesis) thông qua các yếu tố tăng trưởng như VEGF, HGF, FGF2 và angiogenin. 

– Cuối cùng, MSCs điều hòa miễn dịch bằng cách tác động lên các tế bào miễn dịch. Cụ thể, MSCs có thể chuyển đổi đại thực bào từ trạng thái M1 (tiền viêm) sang M2 (kháng viêm), giúp giảm viêm, bảo vệ mô và hỗ trợ quá trình sửa chữa tế bào thông qua các cơ chế sau:

Sự thực bào MSCs của đại thực bào: Sau khi MSCs được tiêm vào cơ thể, chúng bị các đại thực bào và bạch cầu đơn nhân nhận diện và thực bào. Quá trình này kích hoạt các đại thực bào chuyển thành dạng M2 có khả năng kháng viêm, tăng cường khả năng sửa chữa mô.

Bất kể MSCs còn sống, đã chết, trải qua quá trình apoptosis hay bị phân mảnh, chúng vẫn có thể thực hiện vai trò điều hòa miễn dịch tương tự như các tế bào MSC hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng thực bào của các tế bào đơn nhân và đại thực bào sẽ được tăng cường đáng kể sau khi chúng chuyển đổi sang kiểu hình kháng viêm (M2).

dieu-tri-loang-xuong-bang-te-bao-goc (3)
MSCs làm trung gian cho quá trình chuyển đổi kiểu hình của các tế bào đơn nhân/đại thực bào thông qua thực bào. [3]
Paracrine (tác động cận tiết): MSCs tiết ra các yếu tố hòa tan và các túi ngoại bào (extracellular vesicles- EVs; exosomes) có chứa các protein, RNA không mã hóa, và microRNA. Các yếu tố này kích thích đại thực bào từ trạng thái M1 sang trạng thái M2 bằng cách ức chế các tín hiệu viêm và thúc đẩy biểu hiện các yếu tố chống viêm như IL-10 và giảm TNF-α.

Chuyển giao ty thể: MSCs có thể truyền ty thể của chúng cho đại thực bào qua các ống nano (TNTs) hoặc vi hạt. Ty thể mới cung cấp năng lượng và cải thiện chức năng kháng viêm của đại thực bào, kích thích sự chuyển đổi từ M1 sang M2 và nâng cao quá trình chuyển hóa oxy hóa của tế bào. 

dieu-tri-loang-xuong-bang-te-bao-goc (2)
Cơ chế của liệu pháp tế bào gốc trong điều trị loãng xương. a, Tế bào gốc trung mô (MSCs), được lấy từ nhiều nguồn mô khác nhau, chủ yếu giải quyết tình trạng loãng xương (OP) thông qua ba cơ chế: di chuyển đến vùng tổn thương, kích thích quá trình tạo mạch máu và điều hòa miễn dịch. b, Tác động điều trị của các vesicle ngoại bào (EVs) được tiết ra chủ yếu thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của tế bào tạo xương, ngăn chặn sự phát triển của tế bào hủy xương, và tăng cường tạo mạch. [2]
William Stanford – nhà khoa học cấp cao tại bệnh viện Ottawa và cũng là giáo sư tại Đại học Ottawa, trước đây đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chủ yếu mắc chứng loãng xương do tuổi già ở chuột thí nghiệm là do sự suy giảm hoặc tổn thương của các tế bào gốc trung mô (MSCs). Điều này cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc giảm số lượng hoặc chức năng của MSCs và sự phát triển của bệnh loãng xương. Stanford cho biết: “Chúng tôi cho rằng nếu các tế bào gốc trung mô (MSCs) bị thiếu hoặc tổn thương là nguyên nhân gây loãng xương, thì việc cấy ghép MSCs khỏe mạnh có thể ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương”.

Cách thức hoạt động của liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc bao gồm việc thu thập tế bào gốc từ mô mỡ, tủy xương,.. của chính người bệnh hoặc thu thập tế bào gốc từ mô mỡ, tủy xương, mô cuống rốn,.. của người hiến tặng sau đó được tăng sinh và hoạt hoá, rồi được đưa lại vào cơ thể của bệnh nhân. Những tế bào gốc này sẽ di chuyển đến những vùng xương bị tổn thương, biệt hóa thành các tế bào tạo xương và tái tạo lại xương mới. Đồng thời, chúng cũng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, giúp giảm thiểu quá trình mất xương.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2016 từ Đại học Toronto và Bệnh viện Ottawa đã chỉ ra rằng việc tiêm tế bào gốc có thể phục hồi cấu trúc xương bình thường. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiêm tế bào gốc từ những con chuột khỏe mạnh vào chuột bị loãng xương. Kết quả sau 6 tháng cho thấy xương của những con chuột được tiêm đã hồi phục lại cấu trúc xương khỏe mạnh, điều này tạo ra hy vọng mới cho bệnh nhân loãng xương.

Lợi ích và rủi ro của liệu pháp tế bào gốc cho loãng xương

Lợi ích

Liệu pháp tế bào gốc mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, bao gồm khả năng tái tạo xương, giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện sức khỏe xương toàn diện. 

Không giống như các phương pháp điều trị truyền thống chủ yếu làm chậm quá trình mất xương, liệu pháp tế bào gốc còn hướng đến mục tiêu tái tạo xương, giải quyết vấn đề ngay từ gốc rễ.

Rủi ro tiềm ẩn

Giống như bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào, liệu pháp tế bào gốc có thể đi kèm với một số phản ứng không mong muốn như phản ứng miễn dịch hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn, dù những rủi ro này khá hiếm gặp. Lưu ý rằng, các rủi ro không mong muốn này thường chỉ xảy ra khi nguồn tế bào gốc không đạt chất lượng hoặc quy trình kỹ thuật không được thực hiện một cách chính xác.

Một số lưu ý khi sử dụng liệu pháp tế bào gốc cho bệnh loãng xương

Khi điều trị loãng xương bằng liệu pháp tế bào gốc, cho dù là liệu pháp tế bào gốc tự thân hay liệu pháp tế bào gốc đồng loại, việc tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó bệnh nhân nên kết hợp với lối sống lành mạnh như ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục phù hợp, duy trì cân nặng hợp lý, và tránh xa rượu bia, thuốc lá.

Một điều cần lưu ý là khi tuổi càng cao, số lượng và chất lượng tế bào gốc trong cơ thể giảm dần, khiến quá trình nuôi cấy và tái tạo tế bào gốc trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, để sử dụng liệu pháp tế bào gốc tự thân, việc lưu trữ tế bào gốc ở các cơ sở y tế, ngân hàng mô – tế bào gốc khi còn trẻ là một biện pháp hiệu quả giúp duy trì nguồn tế bào gốc chất lượng cao, sẵn sàng sử dụng trong tương lai để điều trị các bệnh lý liên quan, bao gồm loãng xương.

Hiện nay, Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ mô mỡ/ mô cuống rốn bao gồm việc thu nhận mô mỡ/ mô cuống rốn, xử lý, kiểm tra và lưu trữ dài hạn. Khi cơ thể cần sử dụng, nguồn tế bào gốc tươi trẻ sẵn có sẽ đáp ứng kịp thời giúp cơ thể tái tạo, phục hồi sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA đã được Bộ Y tế cấp phép đáp ứng nhu cầu về nguồn tế bào gốc chất lượng cao cho điều trị, lưu trữ tế bào gốc cho gia đình ngày càng tăng của người dân Việt Nam, là một địa chỉ ban có thể tìm hiểu khi có nhu cầu lưu trữ, điều trị bệnh bằng tế bào gốc mà không cần phải sang nước ngoài thực hiện. 

Có thể thấy, liệu pháp tế bào gốc điều trị loãng xương mang đến một phương pháp mới đầy hứa hẹn để cải thiện sức khỏe xương. Với khả năng không chỉ ngăn chặn tình trạng mất xương mà còn tái tạo xương, phương pháp điều trị này có thể làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta kiểm soát bệnh loãng xương. Để thực hiện liệu pháp tế bào gốc, bạn nên tìm đến các địa chỉ, nơi có Ngân hàng mô – tế bào gốc được bộ Y tế cấp phép.

Chủ đề:Loãng xương, MSCs, Tế bào gốc, Tế bào gốc trung mô, Triệu chứng bệnh loãng xương

[1] Alann Thaffarell Portilho Souza, et al. 2024. Mesenchymal stem cell-based therapy for osteoporotic bones: Effects of the interaction between cells from healthy and osteoporotic rats on osteoblast differentiation and bone repair, Life Sciences, Volume 340, 122463,ISSN 0024-3205, Doi.org/10.1016/j.lfs.2024.122463.

[2] Chen, Y., Huang, Y., Li, J. et al. 2024. Enhancing osteoporosis treatment with engineered mesenchymal stem cell-derived extracellular vesicles: mechanisms and advances. Cell Death Dis 15, 119 (2024). Doi.org/10.1038/s41419-024-06508-w

[3] Dejin Lu, et al. 2023. Mesenchymal stem cells influence monocyte/macrophage phenotype: Regulatory mode and potential clinical applications, Biomedicine & Pharmacotherapy, Volume 165, 2023, 115042, ISSN 0753-3322. Doi.org/10.1016/j.biopha.2023.115042.

[4] Jeffrey Kiernan, et al. 2016. Systemic Mesenchymal Stromal Cell Transplantation Prevents Functional Bone Loss in a Mouse Model of Age-Related Osteoporosis, Stem Cells Translational Medicine, Volume 5, Issue 5, Pages 683–693. Doi.org/10.5966/sctm.2015-0231

[5] Zhang, S., et al. 2024. Stem Cell and Regenerative Therapies for the Treatment of Osteoporotic Vertebral Compression Fractures. International Journal of Molecular Sciences, 25(9), p.4979. Doi.org/10.3390/ijms25094979

Tin liên quan

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy …

Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những …

Mỡ máu cao hay cholesterol máu cao là tình trạng có quá nhiều cholesterol, một …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.