bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Hưởng ứng ngày phòng chống loãng xương thế giới 20/10

Ngày phòng chống loãng xương thế giới 20/10 hằng năm là ngày để mọi người cùng hưởng ứng nâng cao nhận thức về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương.

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm có thể gây bại liệt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Trên thế giới, 1/5 đàn ông và 1/3 phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Tại Việt Nam, bệnh loãng xương gây ảnh hưởng cho 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Theo thống kê, 75% trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi có nguyên nhân do loãng xương. 

huong-ung-ngay-chong-loang-xuong
Loãng xương có thể gây bại liệt nếu không được điều trị đúng và kịp thời

Bệnh loãng xương xuất hiện khi mật độ xương giảm đi và cấu trúc xương trở nên mỏng và yếu, dẫn đến nguy cơ gãy xương tăng cao. Thông thường xương có cấu trúc giống một lưới nhỏ có nhiều khoảng trống, nhưng ở người bị loãng xương, khoảng trống này trở nên lớn hơn, làm cho xương trở nên yếu hơn.

Mỗi chúng ta hãy hành động để xương chắc khỏe bằng cách: Duy trì lối sống lành mạnh – Đến bác sĩ để được tư vấn – Xét nghiệm tầm soát – Điều trị khi có chỉ định. 

Hành động sớm để xương chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, ngăn ngừa gãy xương

Không chỉ riêng gì ngày phòng chống loãng xương, mỗi người đều nên có ý thức về phòng ngừa và điều trị loãng xương nếu phát hiện bệnh.

Để phòng chống nguy cơ loãng xương, chúng ta nên: 

– Bổ sung vitamin D và canxi cho xương từ những thực phẩm giàu canxi như: cá, tôm, cua, sữa, các thực phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh,…

– Thường xuyên vận động, tập thể dục phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì hệ thống xương khỏe mạnh. Đối với những người lớn tuổi, để đề phòng té ngã thì nên luyện tập vừa phải, không nên luyện tập quá sức.

– Bỏ hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá

– Nếu có dấu hiệu loãng xương cần đi thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

– Tái khám đúng lịch trình để theo dõi tiến triển của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

– Không được tự ý uống thuốc điều trị loãng xương mà không có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn. 

– Đo loãng xương để kiểm tra mật độ loãng xương (BMD)

Những ai cần đo loãng xương?

– Phụ nữ sau mãn kinh dưới 65 tuổi và đàn ông từ 50-69 tuổi nếu có nguy cơ lâm sàng 

– Phụ nữ trên 65 tuổi, nam giới trên 70 tuổi, bất kể có yếu tố nguy cơ hay không

– Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có các nguy cơ gãy xương như cân nặng thấp, sử dụng thuốc gây mất xương, tiền sử gãy xương

– Những người lớn tuổi có gãy xương sau tuổi 50

– Nam giới và nữ giới có bệnh lý gây mất xương như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, sử dụng thuốc nhóm glucocorticoid >=5mg/ngày, kéo dài hơn 3 tháng

Theo thống kê, có đến 70% trường hợp gãy xương đốt sống không được chẩn đoán, 80% người lớn bị loãng xương không được kiểm tra hoặc điều trị loãng xương. 

huong-ung-ngay-chong-loang-xuong-1
Đo loãng xương để kiểm tra mật độ loãng xương

Thấu hiểu mức độ cần thiết của việc đo loãng xương, Bệnh viện Quốc tế DNA triển khai dịch vụ đo loãng xương cho người dân tại khu vực Hồ Chí Minh và trên toàn quốc. Chỉ cần đăng ký trước qua số hotline 1900 2840, bạn sẽ được chuyên gia tư vấn và đặt lịch nhanh chóng theo khung giờ thăm khám phù hợp. Sau khi đo loãng xương, bạn sẽ được bác sĩ phân tích và tư vấn giải pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp tối ưu nhất.

Chủ đề:Điều trị loãng xương, Phòng chống loãng xương

Tin liên quan

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.