bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh như thế nào?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon là những vấn đề về giấc ngủ rất thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Theo thống kê, có đến 46% phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải các triệu chứng này. Thế nhưng, dù phổ biến nhưng rất nhiều phụ nữ tuổi trung niên vẫn chưa hiểu tại sao mình lại gặp tình trạng này cũng như chưa biết cách chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh hiệu quả.

chua-mat-ngu (4)
Chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh như thế nào?

Trong bài viết này, Bệnh viện Quốc tế DNA sẽ giúp bạn hiểu giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? Đâu là cách vấn đề về giấc ngủ thường gặp và cách chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh hiệu quả, an toàn? Bạn hãy dành vài phút để theo dõi nhé!

Tại sao nhiều phụ nữ lại gặp các vấn đề về giấc ngủ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen và progesterone – những hormone liên quan đến việc sinh sản. Tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều hệ thống và quy trình trong cơ thể, bao gồm cả các hệ thống có tác động đến giấc ngủ như:

  • Điều hòa nhiệt độ: Trong thời gian mãn kinh, việc thiếu hụt estrogen sẽ khiến não trở nên “nhạy cảm” hơn với sự thay đổi nhiệt độ. Điều này khiến não bắt đầu “kích thích” các quá trình làm mát tự nhiên của cơ thể như đổ mồ hôi và dẫn đến các tình trạng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
  • Tâm trạng: Sự thay đổi estrogen có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều hòa tâm trạng. Điều này có thể giải thích tại sao phụ nữ mãn kinh có tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo lắng, buồn bã. Những vấn đề về tâm trạng này gián tiếp gây các vấn đề về giấc ngủ. 
  • Trao đổi chất: Mãn kinh ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nồng độ estrogen thấp có thể dẫn đến tăng cân, từ đó có thể dẫn đến chứng ngáy ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc hoặc các thực phẩm bổ sung trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể là “thủ phạm” gây các vấn đề về giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp trong giai đoạn mãn kinh

Các triệu chứng mãn kinh thường bắt đầu trong khoảng 4 – 7 năm trước kỳ kinh cuối cùng và có thể kéo dài trong nhiều năm sau đó. Sự thay đổi nội tiết tố, thay đổi về thể chất và hoàn cảnh sống xảy ra trong thời gian này có thể góp phần gây ra một số vấn đề về giấc ngủ khác nhau như:

Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

Hầu hết phụ nữ tuổi tiền mãn kinh đều bị bốc hỏa. Đây là tình trạng xuất hiện các cơn nóng dữ dội lan từ ngực, thường kéo dài từ hai đến bốn phút, kèm theo đổ mồ hôi nhiều và cảm giác lo lắng. Nếu bạn bị đánh thức bởi một cơn bốc hỏa, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, bồn chồn và khó ngủ lại. Tình trạng này cũng phổ biến hơn khi thời điểm mãn kinh “cận kề” và có thể xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn trong một vài năm sau đó.

Mất ngủ

Trong và sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn với các biểu hiện thường gặp là khó ngủ và ngủ không sâu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là liên quan đến tình trạng bốc hỏa, đổ mồ đêm hoặc do thay đổi tâm trạng, hay lo âu, căng thẳng. Trường hợp nếu bạn gặp các vấn đề thay đổi về hoàn cảnh sống như ly hôn hay phải chăm sóc cha mẹ lớn tuổi thì nguy cơ bị mất ngủ lại càng cao.  

chua-mat-ngu (3)
Mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh đa phần liên quan chủ yếu đến sự thay đổi hormone trong cơ thể

Ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng ngáy ngủ. Việc các hormon như  estrogen và progesterone suy giảm có thể khiến các mô mềm trong cổ họng dễ bị xẹp, gây tắc nghẽn đường thở. 

Ngáy ngủ cũng có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn giấc ngủ khiến hơi thở trở nên nông hoặc ngừng hẳn trong thời gian ngắn. Tình trạng này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày và có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài. Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến khoảng ¼ phụ nữ tiền mãn kinh và khoảng ⅓ phụ nữ gặp phải trong những năm sau mãn kinh

Hội chứng chân không nghỉ

Hơn một nửa số phụ nữ mãn kinh gặp phải hội chứng chân không nghỉ (RLS). Đây là một rối loạn giấc ngủ gây ra các cơn đau nhói, co kéo, tê rần hoặc cảm giác khó chịu ở chân khi nằm xuống khiến bạn phải di chuyển chân liên tục. Sự khó chịu này có thể khiến bạn khó ngủ và dẫn đến mất ngủ. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi hormone, thiếu sắt, có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này.

Làm sao để chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh?

Khi có các triệu chứng mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh, bạn có thể thử thực hiện các cách chữa mất ngủ tại nhà sau:

  • Cải thiện không gian ngủ: Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh. Bật quạt hoặc điều hòa và để sẵn một bình nước
  • Kiểm soát căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật giúp giảm căng thẳng như thiền, tập yoga trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Cố gắng ăn nhiều các thực phẩm ít chất béo, nhiều chất chống oxy hóa, giàu canxi và vitamin D
  • Hạn chế dùng thức uống có cồn và caffeine bởi tất cả các thức uống này đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng nguy cơ bị bốc hỏa
  • Tập thể dục thường xuyên: Ngoài việc giúp bạn ngủ ngon hơn, tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa mất xương và khối lượng cơ, đồng thời giúp giảm căng thẳng
chua-mat-ngu (2)
Tập thể dục đều đặn có thể giúp phụ nữ tiền mãn kinh ngủ ngon hơn

Trường hợp các triệu chứng mất ngủ ngày một nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đi khám để được hướng dẫn cách chữa mất ngủ phù hợp. Hiện để chữa mất ngủ do rối loạn nội tiết tiền mãn kinh, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được chỉ định dùng các liệu pháp nội tiết hoặc thuốc để khắc phục. Ngoài ra, hiện nhiều bệnh viện lớn trên thế giới còn áp dụng các liệu pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ và cân bằng hormone như:

  • Liệu pháp Ozone: Phương pháp dùng khí Ozone y tế để tăng cường oxy trong máu đến các mạch máu nhỏ nhất, giúp máu lưu thông lên não, làm giảm tình trạng nhức đầu, rối loạn tiền đình, giúp bạn ngủ ngon hơn và ngủ sâu giấc hơn
  • Liệu pháp cân bằng hormone DHT: Giúp bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt để cân bằng nội mô, qua đó tái tạo các cơ quan nội tiết từ sâu bên trong, giúp nâng cao sức khỏe và duy trì sự tươi trẻ.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là đơn vị tiên phong ứng dụng các liệu pháp tiên tiến kể trên vào việc điều trị cho bệnh nhân. Khi đến thăm khám, bạn sẽ tư vấn trực tiếp với bác sĩ và được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ phù hợp và tối ưu nhất.

Nhìn chung, khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân được lý giải chủ yếu là do sự thay đổi của 2 hormone estrogen và progesterone. Để khắc phục, bạn có thể thử các cách chữa mất ngủ tại nhà hoặc liên hệ trực tiếp đến Bệnh viện Quốc tế DNA để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Chủ đề:bốc hỏa, Đau đầu mất ngủ, Đồ mồ hôi đêm, Kinh nguyệt không đều, Liệu pháp cân bằng hormone DHT, Mất ngủ do rối loạn nội tiết tố, Rối loạn nội tiết tiền mãn kinh, Suy giảm estrogen, tiền mãn kinh

.What to do About Menopause-Related Insomnia. Healthline.com

.How Does Menopause Affect My Sleep?. Hopkinsmedicine.org

.How Can Menopause Affect Sleep. Sleepfoundation.org 

Tin liên quan

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy …

Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những …

Mỡ máu cao hay cholesterol máu cao là tình trạng có quá nhiều cholesterol, một …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.