Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy cơ đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Để biết cách phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân mỡ máu cao cùng các yếu tố nguy cơ.
Mỡ máu cao dùng để diễn tả tình trạng rối loạn làm cho các chỉ số mỡ máu tăng cao (như tăng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride). Nồng độ mỡ máu xấu cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và các bệnh mạch máu liên quan. Ở giai đoạn đầu, mỡ máu cao thường không gây ra dấu hiệu, triệu chứng gì. Theo thời gian, các mảng bám hình thành trong lòng động mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim hoặc não sẽ gây ra các triệu chứng bệnh mạch vành như đau tức ngực khi hoạt động gắng sức, đau hàm, khó thở,…
Nếu mảng bám vỡ ra và kích thích hình thành cục máu đông rồi di chuyển theo mạch máu sẽ có khả năng gây tắc nghẽn toàn bộ một phần động mạch, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vậy nguyên nhân mỡ máu cao là gì, làm sao để phòng ngừa căn bệnh diễn biến thầm lặng này?
Nguyên nhân mỡ máu cao là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân góp phần gây tăng mỡ máu, bao gồm:
- Hút thuốc lá, thuốc lào, kể cả thuốc lá điện tử
- Uống nhiều rượu bia
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa (trans-fat)
- Ngồi nhiều, lười vận động
- Bị căng thẳng kéo dài
- Có yếu tố di truyền (gene) liên quan đến tình trạng cholesterol cao
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác (như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai chứa nội tiết tố, steroid, thuốc kháng virus HIV)
- Ảnh hưởng từ bệnh lý khác gây rối loạn chuyển hóa lipid như thừa cân, béo phì, bệnh gan, bệnh tụy, đa u tủy xương, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, bệnh lupus, viêm đường mật, HIV, chứng ngưng thở khi ngủ,…
Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao nhiều hơn nếu có những yếu tố sau đây:
- Người thân trong gia đình có bệnh sử cholesterol cao
- Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
- Uống quá nhiều rượu bia
- Bị đái tháo đường
- Bị suy giáp
- Hút thuốc
- Béo phì.
Mỡ máu cao gây ra những biến chứng gì?
Mỡ máu cao là tình trạng mà bạn phải kiểm soát, quản lý chỉ số mỡ máu ở mức an toàn suốt đời. Khi được chẩn đoán bị mỡ máu cao, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi nồng độ mỡ máu, có thể cần uống thuốc điều trị theo chỉ định. Hãy nhớ, mỡ máu cao sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Mối liên hệ giữa mức cholesterol “xấu” LDL và nguy cơ đột quỵ đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu. Loại mỡ máu xấu này là tác nhân chính gây tích tụ mảng bám bên trong động mạch và làm nghẽn đường máu lưu thông, đồng thời có khả năng dẫn đến hình thành cục máu đông. Những động mạch bị tắc nghẽn bởi cục máu đông có thể gây ra đột quỵ hoặc bệnh tim. Đáng chú ý, khoảng 40% những người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ gặp phải cơn đột quỵ nữa trong vòng 10 năm tiếp theo. Nguy hiểm hơn, đột quỵ là một tình trạng cần can thiệp y tế khẩn cấp. Người bị đột quỵ có thể chịu tổn thương não lâu dài, bị suy giảm chức năng thể chất hoặc tinh thần, thậm chí là tử vong.
Liệu có cách phòng ngừa mỡ máu cao?
Thay đổi lối sống là bước đầu tiên để bạn giảm bớt chỉ số mỡ máu, phòng ngừa mỡ máu cao và các biến chứng liên quan đến mỡ máu cao. Những việc bạn cần cố gắng thực hiện gồm:
- Bỏ hút thuốc
- Vận động thể chất thường xuyên thay vì ngồi nhiều
- Quản lý mức độ căng thẳng
- Ngủ đủ giấc
- Cắt giảm lượng thịt mỡ trong chế độ ăn
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
- Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Thăm khám sức khỏe và làm xét nghiệm mỡ máu định kỳ.
Ở những người đang có mỡ máu cao, việc giảm mỡ máu, đặc biệt là chỉ số cholesterol “xấu” LDL xuống dưới 70 mg/dL có thể giúp làm giảm nguy cơ gặp phải cơn đột quỵ trong tương lai hơn 20%. Do đó, phòng ngừa mỡ máu cao cũng giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu có yếu tố nguy cơ cao hoặc kiểm tra thấy chỉ số mỡ máu ở gần mức cao, bạn nên chủ động tìm kiếm những giải pháp can thiệp để loại bỏ mỡ xấu và các chất độc hại ra khỏi máu, chẳng hạn như liệu pháp lọc máu công nghệ cao. Hệ thống máy lọc chuyên dụng với 2 bộ siêu lọc đặc biệt có thể giúp loại bỏ trực tiếp mỡ máu xấu cùng các chất độc hại khác ra khỏi máu chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ. Quy trình lọc máu bắt đầu từ điểm lấy máu ở tĩnh mạch tay phải rồi đi qua máy lọc công nghệ cao để loại bỏ các thành phần mỡ xấu, chất độc hại. Sau đó, dòng máu sạch sẽ được đưa về tĩnh mạch tay trái và kết thúc, hoàn toàn không sử dụng đến thuốc.
Bệnh viện Quốc tế DNA hiện là cơ sở uy tín ở Việt Nam sở hữu máy lọc máu công nghệ cao để cung cấp dịch vụ lọc máu chất lượng đạt chuẩn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Mỗi khách hàng sẽ được lọc máu công nghệ cao trong không gian riêng tư, vô trùng dưới sự thực hiện và theo dõi trực tiếp bởi bác sĩ chuyên môn từ đầu đến cuối. Mỗi dụng cụ lọc đều chỉ được sử dụng 1 lần cho từng khách hàng và đảm bảo vô khuẩn hoàn toàn. Hiệu quả của liệu pháp này sẽ được thấy ngay thông qua kết quả xét nghiệm mỡ máu trước – sau khi lọc máu. Tóm lại, sau khi thực hiện lọc máu công nghệ cao, bạn sẽ:
- Loại bỏ mỡ máu xấu, kim loại nặng, vi nhựa, độc tố ra khỏi cơ thể
- Ổn định chỉ số mỡ máu, chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol LDL
- Ngăn ngừa cục máu đông và các mảng bám hình thành trong lòng động mạch.
Như vậy, bạn đã biết nguyên nhân mỡ máu cao là gì, cũng như nhận thấy một số yếu tố nguy cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao. Do vậy, hãy cố gắng giảm thiểu những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, đồng thời chủ động tìm kiếm phương pháp tân tiến giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
– Hyperlipidemia
My.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia
– Hyperlipidemia
Ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559182/
– Prevention and Treatment of High Cholesterol (Hyperlipidemia)
Heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia
– Cholesterol lowering to prevent another stroke
Strokefoundation.org.au/what-we-do/for-survivors-and-carers/after-stroke-factsheets/cholesterol-lowering-to-prevent-another-stroke
– What Is a Stroke?
Nhlbi.nih.gov/health/stroke