bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Trằn trọc khó ngủ có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị dứt điểm?

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA 

Một giấc ngủ ngon quan trọng với sức khỏe tương tự như một chế độ ăn lành mạnh và một chế độ vận động hợp lý. Thế nhưng, nhiều người ít khi chú ý đến giấc ngủ và đa phần khi bị trằn trọc khó ngủ chỉ nghĩ đây là tình trạng nhất thời, không điều trị cũng không sao. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng? Trằn trọc khó ngủ có nguy hiểm không? Trằn trọc khó ngủ phải làm sao?

Trong bài viết này, Bệnh viện Quốc tế DNA sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên. Đồng thời, chia sẻ với bạn một số bí quyết khắc phục tình trạng trằn trọc khó ngủ hiệu quả nhất!

Trằn trọc khó ngủ có nguy hiểm không?

Trằn trọc khó ngủ có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị dứt điểm?

Trằn trọc khó ngủ là tình trạng bạn gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ vào ban đêm hoặc khi ngủ bạn bị tỉnh giấc nhiều lần. Thực tế, đây là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt là vào những lúc bạn quá lo âu hoặc hưng phấn. Khi bạn mải mê suy nghĩ, nghiền ngẫm một vấn đề, đầu óc sẽ trở nên tỉnh táo và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nhìn chung, trằn trọc khó ngủ không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, việc bị trằn trọc khó ngủ lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, như:

  • Cơ thể không có năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày
  • Có cảm giác đau đầu
  • Hiệu suất làm việc, học tập giảm do khó tập trung, khó ghi nhớ
  • Mắt bị quầng thâm, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến bạn kém tự tin
Trằn trọc, khó ngủ có thể gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Trường hợp bạn không can thiệp và để tình trạng trằn trọc mất ngủ kéo dài thì sẽ đưa đến nhiều hệ lụy. Theo nghiên cứu, các vấn đề về giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng khó ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm nặng và rối loạn lo âu. Ngoài ra, việc bị trằn trọc khó ngủ cũng có thể dẫn đến việc lạm dụng chất gây nghiện.

Không dừng lại ở sức khỏe tâm thần, trằn trọc khó ngủ nếu không cải thiện còn làm tăng nguy mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gút, bệnh phổi, bệnh gan và làm tăng nguy bị đột quỵ. Hơn nữa, trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon còn khiến cơ thể phản ứng chậm, không xử lý tình huống linh hoạt và dẫn đến việc bạn dễ gây tai nạn khi lái xe.

Trằn trọc khó ngủ phải làm sao?

Nếu bạn chỉ mới bị trằn trọc khó ngủ trong thời gian gần đây, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục như: 

  • Tạo không gian ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh, thoải mái. Bạn có thể mở các bản nhạc nhẹ không lời hoặc dùng tiếng ồn trắng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Hạn chế căng thẳng: Cố gắng giữ tinh thần thoải mái bằng cách tránh làm việc quá sức sát giờ đi ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thử thực hiện một số biện pháp thư giãn như ngồi thiền, hít thở sâu, viết nhật ký hoặc các việc bạn cần làm vào sáng hôm sau.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Các thiết bị điện tử sẽ phát ra ánh sáng xanh, làm ức chế melatonin – hormone có tác dụng gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắt hết tất cả các thiết bị này trước giờ đi ngủ 1 tiếng.
  • Xây dựng lịch trình đi ngủ: Bạn nên xây dựng và duy trì một lịch trình đi ngủ nhất quán mỗi đêm như tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, thiền… Ngoài ra, cần đi ngủ, thức dậy đúng giờ và hạn chế ngủ hơn 30 phút vào ban ngày.
  • Sử dụng tinh dầu: Mùi hương của một số loại tinh dầu như bạc hà, oải hương có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp giảm đau, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Bạn có thể đặt máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ và hẹn giờ tắt để mùi hương của tinh dầu thúc đẩy bạn đi vào giấc ngủ.
  • Tập thể dục vào ban ngày: Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để thực hiện các bài tập như đi bộ, đạp xe… Tập thể dục có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên tránh tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ.
  • Uống các thức uống giúp ngủ ngon: Bạn có thể thử các thức uống giúp ngủ ngon như trà hoa cúc, trà bạc hà, sữa hạnh nhân… Tuy nhiên, cần lưu ý đừng uống vào sát giờ đi ngủ vì như vậy sẽ khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
Để khắc phục tình trạng trằn trọc, khó ngủ, bạn có thể thử uống các loại trà thảo mộc có tác dụng giúp ngủ ngon.

Trường hợp bạn đã thử các biện pháp kể trên mà vẫn không cải thiện được tình trạng trằn trọc khó ngủ, tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám. Hiện có nhiều cách để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể tìm hiểu về các liệu pháp hiện đại không dùng thuốc, không tác dụng phụ, đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế uy tín trên thế giới như liệu pháp Ozone.

Liệu pháp Ozone là phương pháp đưa khí Ozone y tế vào máu thông qua đường tĩnh mạch để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Ozone khi được đưa vào máu sẽ tạo ra các phản ứng giúp hình thành nhiều protein và tế bào hồng cầu hơn. Điều này thúc đẩy lượng oxy nhiều hơn có trong cơ thể, qua đó giúp tăng oxy máu đến các mạch máu nhỏ nhất, giúp máu lưu thông lên não, cải thiện tình trạng đau đầu và mang đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, cảm thấy khỏe mạnh và không mệt mỏi.

Tại Việt Nam, một trong những đơn vị y tế có ứng dụng liệu pháp Ozone trong điều trị đau đầu, mất ngủ là Bệnh viện Quốc tế DNA. Khi đến Bệnh viện, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp với bác sĩ giàu kinh nghiệm và được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ thiết kế liệu trình điều trị tối ưu nhất với các liệu pháp phù hợp như liệu pháp Ozone, đồng thời kết hợp với nhiều liệu pháp khác để tăng cường hiệu quả trong cải thiện tình trạng khó ngủ.

Tóm lại, trằn trọc mất ngủ tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều hệ lụy về sức khỏe. Do đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà như thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh sinh hoạt phù hợp thì việc đến các địa chỉ uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để khắc phục triệt để tình trạng khó ngủ là việc bạn cần làm. 

Chủ đề:Điều trị mất ngủ, Liệu pháp Ozone, Mất ngủ đau đầu, Rối loạn giấc ngủ

.Sleep-disorders.net

.Ncbi.nlm.nih.gov

.Healthline.com

.My.clevelandclinic.org

Tin liên quan

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.