bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Vì sao phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn?

Tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ được nghiên cứu là cao hơn nam giới. Nhiều ước tính cho thấy nguy cơ mất ngủ ở phụ nữ trong suốt cuộc đời cao hơn nam giới đến 40%. Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là có liên quan đến yếu tố giới tính đi cùng với một số yếu tố khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lý do vì sao phụ nữ lại bị mất ngủ nhiều.

vi-sao-phu-nu-lai-ngu-nhieu-hon
Vì sao phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn?

Tác động của nội tiết tố đến giấc ngủ của phụ nữ

Nội tiết tố (hormone) là một trong những khác biệt về sinh học có liên quan đến giới tính có ảnh hưởng giấc ngủ ở phụ nữ.

Các hormon đóng một vai trò không thể thiếu với hầu hết các hệ thống và quá trình diễn ra trong cơ thể. Với phụ nữ, hormone biến đổi thường xuyên trong từng chu kỳ kinh nguyệt cũng như thay đổi mạnh mẽ trong nhiều giai đoạn cuộc đời gây ra những tác động mạnh mẽ đến giấc ngủ.

Trước kỳ kinh nguyệt

Các nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ mất ngủ cao trong giai đoạn phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Hiện chưa có lý giải nào thỏa đáng, tuy nhiên rất có thể nó liên quan đến cách thức mà các hormone giới tính tác động đến nhịp sinh học và một số hệ thống quan trọng khác của cơ thể.

Trong chu kỳ kinh nguyệt 

Sự suy giảm hoặc tăng nồng độ các hormone estrogen, progesterone đều gây ra những thay đổi về tâm trạng và thể chất ở phụ nữ. Những ngày trước kỳ kinh, những hormone này thường bị suy giảm đáng kể có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở phụ nữ. Ngoài ra sự dao động các hormone còn làm thay đổi các giai đoạn giấc ngủ trong các chu kỳ giấc ngủ của phụ nữ. 

Một số triệu chứng gần giống mất ngủ cũng xảy ra với phụ nữ gặp hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) cũng khiến chất lượng giấc ngủ của họ kém đi. Ngoài ra, có thể kể thêm chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder – PMDD), một dạng PMS nhưng nghiêm trọng hơn, thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ nhiều hơn. Khoảng hơn 60% phụ nữ mắc PMDD cho biết họ bị mất ngủ trước kỳ kinh nguyệt. 

Trong giai đoạn mang thai

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ có sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone, diễn ra chủ yếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể gây ra mệt mỏi, ốm nghén, tăng cân và hàng loạt những thay đổi về thể chất và cảm xúc. Sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra suốt thời gian mang thai dẫn đến hậu quả là giấc ngủ bị ảnh hưởng và chu kỳ ngủ – thức bị rối loạn khiến các vấn đề giấc ngủ càng trầm trọng thêm, đặc biệt ở ba tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba)

Sau khi sinh, trong 24 giờ tiếp theo lại có một đợt biến động mạnh về nội tiết tố khi lượng estrogen và progesterone suy giảm nhanh chóng về mức như trước khi mang thai. Các biến đổi về thể chất và tâm lý sau sinh lại tiếp tục khiến phụ nữ khó ngủ và buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Tính trung bình, giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ diễn ra từ khoảng sau 45 tuổi trở đi và kéo dài khoảng 4 năm. Đây cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi hormone đáng kể với phụ nữ. Khoảng 40 – 60% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, trong đó có các triệu chứng của mất ngủ.

vi-sao-phu-nu-lai-ngu-nhieu-hon-3
Sự suy giảm hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có tác động đến giấc ngủ ở phụ nữ

Sự thay đổi lượng hormone tác động đến giấc ngủ của phụ nữ theo nhiều cách. Điển hình như khoảng 80% phụ nữ trong giai đoạn này có triệu chứng nóng bứt và đổ mồ hôi vào ban đêm khiến họ khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm.

Tiếp theo đó, sự thay đổi các hormone ở giai đoạn hậu mãn kinh cùng với sự lão hóa có thể làm thay đổi nhịp sinh học và các cơ chế điều chỉnh thân nhiệt. Bên cạnh những thay đổi trong lượng hormone, các yếu tố khác như rối loạn tâm trạng và một số bệnh lý khác lại góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề giấc ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ

Như đã biết, phụ nữ thường gặp mất ngủ nhiều hơn và khó khăn hơn để cải thiện giấc ngủ của mình. Nguyên nhân xuất phát từ chính các đặc điểm sinh học tự nhiên, một số loại bệnh tật cũng như xuất phát từ vị trí và vai trò xã hội mà họ đang gánh vác.

Trầm cảm, lo lắng và căng thẳng

Phụ nữ thường bị rối loạn trầm cảm nhiều hơn nam giới. Triệu chứng thường thấy là họ ngủ quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường. Phụ nữ lại thường có xu hướng suy nghĩ quá nhiều về các mối lo càng khiến họ thêm bất an dẫn đến khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ lại sau khi thức giấc.

Ngoài các khác biệt trong đặc điểm sinh học, sự khác nhau trong vai trò và kỳ vọng xã hội, như gánh nặng chăm sóc gia đình không được chia sẻ, càng làm góp phần làm tăng căng thẳng và lo âu và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

vi-sao-phu-nu-lai-ngu-nhieu-hon-2

Tiểu đêm

Các bất thường bệnh lý của bàng quang có thể khiến phụ nữ thường đi tiểu đêm. Ước tính có khoảng 70% phụ nữ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến họ mất ngủ.

Rối loạn cận giấc ngủ (Parasomnia)

Rối loạn cận giấc ngủ (hoặc được gọi là mất ngủ giả) là một loại rối loạn giấc ngủ mà người mắc thường có những hành vi bất thường trong lúc ngủ như ăn uống, đi lại, ác mộng, nói mớ… mà họ không nhớ khi thức dậy. Rối loạn cận giấc ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ và một số hệ quả tiêu cực đi kèm. Trong các rối loạn này, rối loạn ác mộng thường gặp phổ biến ở phụ nữ.

Mang thai

Phụ nữ thường gặp khó khăn về giấc ngủ trong thời gian mang thai. Khoảng 30% phụ nữ mang thai cho biết họ hiếm khi ngủ ngon được vào ban đêm, trong khi khoảng 50% phụ nữ có những triệu chứng gần tương tự bệnh mất ngủ. Lượng hormone thay đổi và các biến đổi mạnh mẽ về thể chất trong giai đoạn mang thai đã góp phần gây ra tình trạng khó ngủ.

Ngoài ra đi tiểu đêm nhiều hơn, đau cổ và lưng, khó khăn khi xoay sở để tìm một tư thế ngủ phù hợp, ợ nóng có thể cản trở giấc ngủ. Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng mắc hội chứng chân không yên, cũng như một số vấn đề về hô hấp như ngưng thở khi ngủ.

Khó ngủ cũng tiếp diễn với phụ nữ ngay khi đã sinh con khi phải thức giấc để chăm con, thay đổi hormone, trầm cảm sau sinh cùng một số thay đổi về thể chất và tâm trạng sau sinh nở. Phải mất từ 3 – 6 tháng để phụ nữ sau khi sinh có thể trở lại với giấc ngủ bình thường.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra khi lượng không khí hít vào phổi bị suy giảm do đường thở bị thu hẹp hay tắc nghẽn tạm thời, từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và làm người ngủ thức giấc nhiều lần để thở trở lại, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Thông thường, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc OSA khiến chất lượng giấc ngủ giảm và gây mệt mỏi vào ban ngày.

Hội chứng chân không yên

Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc hội chứng này, đặc biệt trong thời gian mang thai. Hội chứng chân không yên khiến người mắc có một thôi thúc khó cưỡng lại được phải cử động chân khi ngủ và do vậy khiến người mắc khó ngủ hoặc mất ngủ.

Tình trạng thiếu ngủ

“Nợ ngủ” (Sleep debt), hay sự thiếu hụt thời gian ngủ so với nhu cầu lẽ ra phải có, tác động khác nhau với từng người cụ thể. Phụ nữ và nam giới có cách phản ứng khác nhau trước tình trạng thiếu ngủ. Cùng thiếu ngủ như nhau, phụ nữ nhanh chóng bị “nợ ngủ” cùng các tác hại đi kèm việc ngủ không đủ giấc.

Không bình đẳng việc nhà và gánh nặng nội trợ, chăm sóc gia đình làm cho phụ nữ  khó có thể ngủ bù hoặc phục hồi khi bị thiếu ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, có đến 80% phụ nữ cho biết họ cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng vẫn chịu đựng và cố gắng vượt qua cơn buồn ngủ để tiếp tục công việc. Điều này có thể là tình trạng thiếu ngủ phức tạp thêm theo thời gian.

Nguồn tham khảo

Bác sĩ giấc ngủ

How Does Insomnia Affect Women? | Sleep Foundation

Chủ đề:Mất ngủ

Tin liên quan

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.