Nền y học hiện đại ngày nay đã mở ra kỷ nguyên mới trong việc ứng dụng tế bào gốc ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường. Tế bào gốc trị tiểu đường tuýp 2 bằng cách hỗ trợ tái tạo tế bào beta trong tụy, nơi sản xuất insulin. Hiện nay, việc điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc đang được nghiên cứu và phát triển.
Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), Việt Nam có gần 3,53 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Đáng lo ngại nhất chính là có đến 70% chưa phát hiện ra mình đang mắc bệnh.
Trên thực tế, biến chứng tiểu đường có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của tiểu đường:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra đau và tê ở các cơ, đặc biệt là ở chân và tay.
- Gây tổn thương mạch máu ở mắt, dẫn đến mất thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương thận, có thể dẫn đến suy thận và cần thiết phải sử dụng máy lọc thận.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, đột quỵ và đau tim.
- Tình trạng cấp tính do tăng đường huyết và tăng axit trong máu có thể gây hại cho cơ thể.
- Tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm có thể dẫn đến rối loạn ý thức và thậm chí là tử vong.
Để hạn chế nguy cơ biến chứng, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát đường huyết và thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
Tiềm năng của tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường
Tế bào beta là loại tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin, hormone cần thiết để điều hòa đường huyết trong cơ thể. Khi tế bào beta bị tổn thương hoặc không hoạt động đúng cách, bệnh nhân sẽ gặp vấn đề về sự điều hòa đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường. Khi đi vào cơ thể, tế bào gốc có tiềm năng lớn trong điều trị bệnh tiểu đường do khả năng chúng có thể chuyển hóa thành tế bào beta sản xuất insulin. Quá trình này có thể giúp cải thiện khả năng điều tiết đường huyết và kiểm soát bệnh ở bệnh nhân tiểu đường.
Do đó, nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trị tiểu đường tuýp 2 đang là một hướng đi tiềm năng và đầy hứa hẹn trong ngành y học hiện đại. Bên cạnh đó, khi áp dụng tế bào gốc trị tiểu đường tuýp 2, cần tuân thủ các quy định và quy trình an toàn trong việc sử dụng tế bào gốc để đảm bảo tính chất lượng cũng như hiệu quả điều trị.
Tế bào gốc giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường như thế nào?
- Tế bào gốc có thể biệt hóa thành tế bào sản xuất insulin – yếu tố mà bệnh nhân tiểu đường đang thiếu hụt. Đồng thời cải thiện việc đề kháng insulin ở mô ngoại vi.
- Giúp ổn định được lượng đường trong máu nhờ tạo ra được các tế bào mới trực tiếp hấp thụ glucose. Nhờ vậy người bệnh giảm hoặc không cần phải sử dụng insulin nữa.
- Thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào mới, khỏe mạnh trong tuyến tụy thành tế bào tụy trưởng thành.
- Bảo vệ tế bào tuyến tụy khỏi các stress oxy hóa gây chết tế bào.
Với cơ chế SỬA CHỮA – TÁI TẠO VÀ PHỤC HỒI, tế bào gốc khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra một nguồn cung ứng phong phú trong việc hình thành tế bào mới để thay thế số tế bào bị hư hại hoặc chết do lở loét.
Tế bào gốc giúp phát triển các mạch máu và tế bào trên nền vết thương giúp vết thương được lành nhanh, che phủ sớm, đảm đương các chức năng chuyên biệt. Ngoài ra, tế bào gốc trị tiểu đường tuýp 2 còn góp phần tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch để ngăn chặn quá trình nhiễm trùng do nồng độ đường cao khiến vi khuẩn phát triển.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900 2840 để được trợ lý bác sĩ hỗ trợ sớm nhất!