bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Tế bào gốc là gì? Chức năng của tế bào gốc?

Khác với các tế bào khác trong cơ thể đã được “lập trình” để thực hiện một số chức năng cụ thể, tế bào gốc vẫn giữ được khả năng tự nhân đôi và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Nhờ vậy, chức năng của tế bào gốc như hệ thống sửa chữa và tái tạo mạnh mẽ giúp cơ thể phục hồi sau chấn thương, phòng ngừa lão hóa và bệnh tật.

Tế bào gốc là tế bào có khả năng tăng sinh và biệt hóa

Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc

Tế bào gốc phôi

Được lấy từ phôi thai trong giai đoạn đầu phát triển, có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng tế bào gốc phôi còn vấp phải nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Liên quan đến tế bào gốc phôi hiện chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu.

Tế bào gốc trưởng thành

Được tìm thấy trong nhiều mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể như tủy xương, máu, mỡ, da, mô dây rốn,… Khả năng biệt hóa của tế bào gốc trưởng thành hạn chế hơn tế bào gốc phôi, nhưng chúng vẫn có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cùng một mô hoặc cơ quan.

Tế bào gốc trung mô (MSC)

Tế bào gốc trung mô (MSC) đến từ các mô liên kết hoặc stroma bao quanh các cơ quan của cơ thể và các mô khác. Các nhà khoa học đã sử dụng MSC để tạo ra các mô cơ thể mới, chẳng hạn như xương, sụn và tế bào mỡ.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC)

Tế bào gốc đa năng cảm ứng là bước đột phá trong y học tái tạo, đây là một loại tế bào nhân tạo được tạo ra từ tế bào trưởng thành thông qua kỹ thuật tái lập trình di truyền. Khác với các loại tế bào gốc khác, iPSC có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

Tính chất của tế bào gốc

  • Tự tái tạo: Tế bào gốc có khả năng tự tái tạo, giúp duy trì một nguồn cung cấp không giới hạn cho việc sửa chữa và phát triển cơ thể
  • Biệt hóa: Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào xương và nhiều loại tế bào khác hỗ trợ trong quá trình phục hồi và tái tạo mô
  • Thể tích nhỏ: Tế bào gốc thường có kích thước nhỏ và khả năng di chuyển linh hoạt trong cơ thể

Ứng dụng của tế bào gốc trong y học

Tế bào gốc mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị cơ xương khớp

Điều trị bệnh lý

  • Điều trị tim mạch: Vào năm 2013, một nghiên cứu đã báo cáo họ tạo ra các mạch máu ở chuột trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc của con người. Trong vòng 2 tuần sau khi cấy ghép tế bào gốc, mạng lưới mạch máu đã hình thành. Chất lượng của mạch máu mới này tốt như các mạch máu tự nhiên.
  • Điều trị các bệnh về não: Các bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tìm ra phương án sử dụng các tế bào và mô thay thế để điều trị các bệnh về não, điển hình là Parkinson và Alzheimer. Các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để tái tạo mô não bị tổn thương.
  • Điều trị các bệnh về xương khớp: Tế bào gốc được sử dụng để điều trị các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… bằng cách biệt hóa thành tế bào sụn, tế bào xương giúp tái tạo mô sụn và xương bị tổn thương.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Tế bào gốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư hiệu quả hơn. Tế bào gốc được sử dụng để vận chuyển thuốc điều trị ung thư trực tiếp đến các tế bào ung thư, hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên các tế bào khỏe mạnh. Không những vậy, tế bào gốc còn giúp tái tạo các tế bào máu và hệ miễn dịch bị tổn thương do hóa trị, xạ trị.

Làm đẹp da, thẩm mỹ

Tế bào gốc được sử dụng để điều trị bỏng, vết thương lở loét giúp da mau lành và hạn chế sẹo, ngoài ra, tế bào gốc còn có tác dụng trẻ hóa, làm đẹp da tự nhiên. Khi tế bào gốc đi vào vùng da sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới giúp làn da tại nơi đó mềm mịn, trắng hồng, căng bóng, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, nhăn nheo, nám da.

Phục hồi mô sau chấn thương hoặc phẫu thuật

Trong các nghiên cứu và ứng dụng thực tế, tế bào gốc đã chứng minh khả năng giúp phục hồi mô sau chấn thương hoặc phẫu thuật

Chống lão hóa

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tế bào gốc có thể giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa bằng cách thúc đẩy sự tái tạo và sửa chữa của cơ thể

Nghiên cứu sinh học

Tế bào gốc đang được sử dụng rộng rãi tong nghiên cứu sinh học để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của cơ thể và tìm kiếm các phương pháp điều trị mới

Tế bào gốc dần được sử dụng rộng rãi trong y học

Cơ chế hoạt động của tế bào gốc

  • Tế bào gốc được thu thập từ các nguồn khác nhau như tủy xương, mỡ, máu,…
  • Sau đó, tế bào gốc được nuôi cấy và nhân giống trong phòng thí nghiệm
  • Tế bào gốc sẽ được cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân, di chuyển đến vị trí bị tổn thương và biệt hóa thành các tế bào mới, giúp sửa chữa và tái tạo mô bị tổn thương

Với vô vàn chức năng của tế bào gốc trong bài viết trên, hy vọng trong tương lai, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, tế bào gốc có thể mở ra nhiều cơ hội mới trong việc điều trị bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Ngoài những cách điều trị đau lưng mãn tính hay được áp dụng như dùng …

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng mà hầu như phụ nữ nào cũng …

Mãn kinh là quá trình sinh lý tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc vĩnh …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.