Đau lưng được nhắc đến như một dấu hiệu của tuổi già. Tuy nhiên, thực tế thì đây là vấn đề có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Mặc dù đau lưng hiếm khi là dấu hiệu nguy hiểm nhưng bị đau lâu ngày, tái đi tái lại có thể gây khó chịu và cản trở các hoạt động thường ngày.
Nếu bạn đang lo lắng đau lưng gây suy giảm chất lượng cuộc sống thì hãy chủ động tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này, từ đó lựa chọn được phương pháp cải thiện hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra những cơn đau lưng kéo dài
Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ có chấn thương hoặc lão hóa mới gây đau lưng? Thực chất, có khá nhiều nguyên nhân gây đau lưng, đặc biệt là đau kéo dài đáng chú ý như:
Đau lưng do thói quen về tư thế không đúng
Những thói quen xấu có thể gây căng thẳng cho cột sống. Sự căng thẳng lặp đi lặp lại này có thể phá vỡ các thành phần cấu trúc của cột sống. Bên cạnh đó, công việc hàng ngày cũng có tác động đến cột sống của chúng ta. Nếu thường xuyên phải nâng vác vật nặng hoặc ngồi nhiều do làm văn phòng, ít giãn cơ thì lâu dần cũng có thể gây đau lưng.
Các hoạt động hàng ngày gây áp lực lên cơ thể, gây đau lưng
- Mỗi hoạt động nhỏ hàng ngày, dù là thói quen hay công việc đều có ảnh hưởng lớn đến mức độ căng thẳng mà cơ thể phải chịu. Có thể kể đến những hoạt động hàng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây đau lưng như:
- Lái xe trong thời gian dài
- Ngồi nhiều, đánh máy khi làm văn phòng
- Khiêng vác nặng thường xuyên, kể cả việc bế trẻ em
- Ngủ sai tư thế hoặc dùng nệm gây bất lợi cho cột sống
Chấn thương
Một số tai nạn như té xe, té ngã khi chơi thể thao… có thể gây tổn thương cột sống, thậm chí đẩy nhanh quá trình lão hóa ở cột sống khiến bạn bị đau lưng mãn tính.
Teo cơ ở người già
Bạn cũng có thể hiểu đây là tình trạng mất cơ do lão hóa. Quá trình này diễn ra tự nhiên khi bạn già đi nhưng một số yếu tố khác, chẳng hạn như ít vận động cũng có thể khiến cơ co lại và yếu đi. Khi điều này xảy ra, các cơ ở lưng của bạn có thể không còn khả năng hỗ trợ dây chằng và đốt sống như bình thường nên dẫn đến đau lưng hoặc khiến bạn dễ bị chấn thương hơn.
Các vấn đề sức khỏe do tuổi tác
Theo thời gian, các bộ phận liên quan đến cột sống như đĩa đệm, khớp, đốt sống có thể bắt đầu bị hao mòn, tăng nguy cơ đau, chấn thương như rách đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, lớp đệm bao quanh các khớp cột sống có thể bắt đầu thoái hóa khiến các khớp cọ xát vào nhau và bị viêm. Tất cả những vấn đề này có thể là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.
Đau lưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống như thế nào?
Cơn đau lưng mãn tính, thường xuyên tái đi tái lại có thể gây ảnh hưởng đến tiêu cực đến bạn theo nhiều cách khác nhau:
- Ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày: Đau lưng mãn tính có thể gây gián đoạn cuộc sống khiến bạn khó thực hiện những hoạt động hàng ngày như làm việc nhà, khiêng đồ vật, chơi thể thao…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Việc trải qua cơn đau mãn tính kéo dài có thể khiến bạn lo lắng, căng thẳng, khó chịu, thậm chí là trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Đau lưng khiến bạn ít vận động hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, tim mạch…
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh: Đau lưng khiến bạn có xu hướng sống “ẩn dật” và né tránh các cuộc tụ tập ngoài xã hội. Điều này có thể khiến các mối quan hệ trở nên xa cách, gây xáo trộn đời sống tinh thần của bạn.
Làm sao để cải thiện tình trạng đau lưng để nâng cao chất lượng cuộc sống?
Lựa chọn giải pháp điều trị, cải thiện tình trạng đau lưng như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân gây ra. Các giải pháp thông thường được khuyến khích áp dụng đầu tiên là:
Hoạt động thể chất hợp lý
Vận động thể chất hợp lý là cách mang đến nhiều lợi ích cho cột sống. Vì vậy, bạn không nên nằm trên giường nghỉ ngơi quá nhiều mà hãy duy trì việc vận động, chẳng hạn như bài tập giãn cơ, bài tập tăng cường sự dẻo dai cho cột sống… Điều này sẽ giúp bạn nhanh phục hồi hơn khi bị đau lưng (1).
Chườm lạnh hoặc chườm ấm
Bạn có thể dùng túi chườm lạnh tại chỗ đau khoảng 20 phút mỗi lần để xoa dịu cơn đau do viêm hoặc co thắt cơ. Sau 2 – 3 ngày, có thể đổi từ chườm lạnh sang chườm ấm hoặc tắm nước ấm. Điều này có thể giúp cơ lưng thư giãn và kích thích lưu lượng máu (4).
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gồm ibuprofen, naproxen và aspirin có thể ngăn chặn cơn đau nên việc dùng thuốc không kê đơn có thể giúp ích. Đối với trường hợp đau nặng hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị hiệu quả hơn (4).
Các giải pháp y học thay thế khác
Để cải thiện cơn đau lưng, một số phương pháp được bệnh nhân lựa chọn đó là: Uống thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu, châm cứu, phẫu thuật.
Đối với đau lưng mãn tính, kéo dài quanh năm nhưng bạn không muốn lạm dụng thuốc hoặc phẫu thuật xâm lấn thì cũng không cần lo lắng. Hiện nay, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị cơ xương khớp đang là phương pháp tiên tiến, với ưu điểm là ít xâm lấn nhưng vẫn giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Theo cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể người, khi có bất cứ tế bào hay mô bị tổn thương, tế bào gốc sẽ tự tập trung, di chuyển đến vị trí đó để chữa trị. Sau đó, tế bào gốc sẽ biệt hóa thành tế bào mới, thay thế cho tế bào bị tổn thương bằng cách sản sinh các mô lành mạnh thay thế. Bên cạnh tính biệt hóa, cơ chế điều biến miễn dịch của tế bào gốc còn giúp giảm đi tình trạng viêm cấp tính, viêm mạn tính, từ đó tăng sự tưới máu nuôi của mô, tăng dinh dưỡng, tăng sự phục hồi sửa chữa mô và cấu trúc xương dưới sụn.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là cơ sở y tế nổi bật trong việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị cơ xương khớp và các liệu pháp y học công nghệ cao giúp giảm đau, đặc biệt là đau lưng mãn tính. Với thế mạnh sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm, phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO giúp khách hàng yên tâm điều trị, giảm đau lưng, cơ xương khớp.
1. Healthpartners.com
2. Advancedspinecareny.com
3.Moh.gov.vn
4. Health.clevelandclinic.org