bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Nội tiết tố thay đổi phải làm sao? 6 cách xử trí dễ & hiệu quả

Những sự thay đổi nội tiết tố có thể là cảnh báo của cơ thể cho chúng ta để điều chỉnh lại lối sống một cách phù hợp hơn. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường bị xem nhẹ, để rồi lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe cũng như cuộc sống. Vậy khi nội tiết tố thay đổi phải làm sao? Cùng khám phá 6 cách xử trí vấn đề này dễ mà hiệu quả.

Một số biểu hiện của sự thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố tham gia vào các quá trình điều hòa cơ thể như điều tiết nhịp tim, thân nhiệt, sự sinh sản, ham muốn tình dục, cảm xúc vui vẻ – căng thẳng,… Do đó, những thay đổi về nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tâm – sinh lý của chúng ta. Một số biểu hiện của nội tiết tố thay đổi có thể kể đến là:

  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
  • Tình trạng da tệ đi: nổi mụn, da khô ráp, sạm nám
  • Cân nặng thay đổi
  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi, cảm thấy nóng hơn

Nguyên nhân nội tiết tố thay đổi

Trước khi giải đáp cho câu hỏi nội tiết tố thay đổi phải làm sao, biết được một số nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi cũng vô cùng cần thiết. Việc xác định được căn nguyên giúp bạn hiểu mình nên tập trung vào cách xử trí nào để giải quyết tình trạng nhanh mà hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

1. Bước vào giai đoạn nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thay đổi khi bạn bước vào các giai đoạn như dậy thì, trước – trong – sau thời kì mang thai, tiền mãn kinh,… Cụ thể, ở giai đoạn dậy thì, cơ thể thiếu nữ sẽ dần sản sinh hormone Estrogen giúp thúc đẩy các đặc tính phái nữ. Ở giai đoạn mang thai thì các hormone Estrogen – Progesteron cũng như một số loại hormone khác được tiết từ rau thai để duy trì sự mang thai. Còn ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự lão hóa của buồng trứng và các cơ quan gây suy giảm một số loại hormone, từ đó gây ra sự biến động nội tiết tố.

2. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Sự thay đổi nội tiết tố có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống kém khoa học. Ví dụ, hormone Estrogen tăng lên bất thường khi bạn ăn quá nhiều thức ăn ngọt hoặc thức ăn nhanh, hoặc hormone có thể sụt giảm khi bạn có chế độ ăn kiêng không hợp lý.

Ngoài ăn uống không hợp lý, việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sự thay đổi các nội tiết tố. Trong giấc ngủ, cơ thể chúng ta sẽ được tái tạo, phục hồi và một số loại hormone sẽ được sản sinh trong thời điểm này. Tuy nhiên, vì ngủ chưa đủ giấc, các hormone đó có thể thiếu hụt, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết.

3. Căng thẳng kéo dài

Khi bạn căng thẳng, các hormone như Cortisol và Adrenaline được tiết nhiều và có thể dẫn đến sự thay đổi của một số nội tiết, ví dụ như Progesteron giảm và Estrogen tăng. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực ở các cơ quan khác như tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ.

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra sự thay đổi nội tiết
Căng thẳng kéo dài có thể gây ra sự thay đổi nội tiết

4. Sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại

Nếu sống trong môi trường có nhiều khói bụi, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại trong thời gian dài, hệ thống nội tiết trong cơ thể có thể tăng quá nhiều hoặc suy giảm dần.

5. Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng nội tiết tố

Việc dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hormone như thuốc tránh thai, một số loại thực phẩm chức năng,… có thể gây ra sự  thay đổi nội tiết tố. Do đó, chúng cần được sử dụng với liều lượng hợp lý và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

6. Mắc các bệnh gây thay đổi nội tiết tố

Một số loại bệnh mãn tính liên quan đến nội tiết cũng có thể gây thay đổi nội tiết tố như u, chấn thương tuyến nội tiết, suy gan,…

Giải đáp câu hỏi Nội tiết tố thay đổi phải làm sao với 6 cách xử trí đơn giản

Sau khi điểm qua một số dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này, cùng tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi nội tiết tố thay đổi phải làm sao.

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống đầy đủ chất, cân bằng, khoa học và duy trì cân nặng ổn định là điều bạn cần làm để ổn định hệ thống nội tiết của mình. Cố gắng giảm tiêu thụ đường, sử dụng các loại thực phẩm chứa các chất béo tốt như dầu ô-liu, hay bổ sung thêm các loại rau củ có nhiều chất xơ và các loại cá giàu omega-3 là những bước gợi ý đầu tiên cho hành trình xây dựng chế độ ăn lành mạnh.

Ngoài việc chú ý đến loại thực phẩm tiêu thụ, hãy xây dựng thời gian ăn uống hợp lý, ổn định. Ăn uống đúng giờ, không ăn tối quá trễ sẽ giúp nội tiết vận hành trơn tru, mượt mà.

2. Thư giãn, loại bỏ căng thẳng

Căng thẳng khiến nội tiết tố thay đổi làm nổi mụn, da sạm nám cùng một số dấu hiệu không mong muốn khác, từ đó làm bạn khó duy trì được sự khỏe mạnh và nét tươi trẻ của mình. Để đẩy lùi được quá trình lão hóa, bạn cần học cách thư giãn. Khi căng thẳng, bạn có thể tập thở, tập thể dục, nghe nhạc, làm điều mình thích,…Cốt lõi ở đây là phải chú tâm với điều mình đang làm và thật tận hưởng điều đó.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể kích thích một số loại hormone được sản xuất một cách tự nhiên, qua đó giúp cân bằng hệ thống nội tiết tố của bạn. Ngoài ra, vận động còn giúp cơ thể bạn thêm dẻo dai, tăng cường miễn dịch và góp phần ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch,…

Bạn có thể bắt đầu thói quen tốt này với các bài tập yoga đơn giản, hoặc mang đôi giày bata vào và đi bộ ở cự ly phù hợp với sức khỏe của bản thân. Đông thời, bạn nên duy trì cường độ tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để thói quen này đạt được hiệu quả tốt.

4. Ngủ đủ giấc – duy trì chất lượng giấc ngủ tốt

Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cân bằng nội tiết tố. Khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ, một số loại hormone được tiết ra giúp nuôi dưỡng, kích thích sự tăng trưởng tế bào cũng như sửa chữa các tế bào bị lỗi, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng một ngày, có thời gian ngủ cố định giúp cho quá trình nội tiết này được hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Chất lượng giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng. Bạn phải ngủ ngon, ngủ sâu thì các loại nội tiết mới có thể làm việc của chúng một cách hiệu quả nhất. Do đó, trước khi ngủ, hãy đảm bảo bản thân không tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử để tránh việc ức chế hormone melatonin – loại hormone giúp bạn đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, hãy xây dựng không gian ngủ với nhiệt độ, ánh sáng phù hợp để chất lượng giấc ngủ đạt được mức độ tốt nhất.

5. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Như đã đề cập ở trên, các tác nhân ô nhiễm trong môi trường như khói bụi, hóa chất,…có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố. Do đó, dọn dẹp nơi sinh sống thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi nhiều khói bụi, các chất độc hại là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Vệ sinh môi trường sống giúp ổn định nội tiết tố
Vệ sinh môi trường sống giúp ổn định nội tiết tố

6. Kết hợp các phương pháp cân bằng nội tiết tố hiện đại

Quả thật thiếu sót nếu ta không đề cập đến điều này khi giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nội tiết tố thay đổi phải làm sao. Để ổn định nội tiết tố một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn sẽ cần sự tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu. Các bác sĩ với hơn 20 năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Quốc tế DNA sẽ sử dụng các trang thiết bị hiện đại để xác định chính xác nguyên nhân của sự thay đổi nội tiết tố. Từ đó, họ sẽ đưa ra liệu pháp cân bằng nội tiết tố toàn diện và cá nhân hóa để giúp bạn:

  • Ăn ngon, ngủ sâu
  • Tinh thần thoải mái, rạng rỡ
  • Sức khỏe nâng cao, ít bệnh vặt hơn
  • Da, tóc đẹp hơn, khỏe hơn
  • Đẩy lùi quá trình lão hóa

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900 2840 để được trợ lý bác sĩ hỗ trợ sớm nhất!

Chủ đề: , , ,

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Nội tiết tố nữ cân bằng là cơ sở để sức khỏe của chị em …

Ở bất kỳ độ tuổi nào, làn da cũng cần được chăm sóc đúng cách …

Thâm quầng mắt là tình trạng vùng da dưới mắt sẫm màu hơn so với …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.