Mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt, được xác định khi người phụ nữ không có kinh trong suốt 12 tháng liên tiếp. Quá trình này thường diễn ra tự nhiên ở độ tuổi 40 hoặc 50. Tuy là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng thời kỳ này lại đi kèm với nhiều thay đổi lớn về thể chất và cảm xúc, có thể dẫn đến những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh.
Bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều biến đổi, bao gồm nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, loãng xương, đột quỵ… Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có thể tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, mời bạn cùng khám phá những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong thời kỳ này.
Mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Đâu là những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh?
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm đáng kể. Mức estrogen và progesterone thấp, kết hợp cùng những thay đổi khác liên quan đến lão hóa (như tăng cân) có thể làm gia tăng nguy cơ phụ nữ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, điển hình như:
- Các bệnh về tim mạch: Trước 55 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với nam giới. Điều này là do hormone estrogen giúp mạch máu được thư giãn, giãn nở và duy trì sự cân bằng giữa cholesterol tốt và xấu. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, mức estrogen giảm xuống đáng kể khiến cholesterol bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đến tuổi 70, nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ ngang bằng với nam giới cùng độ tuổi.
- Đột quỵ: Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Nguy cơ đột quỵ của phụ nữ tăng lên gấp đôi sau mỗi thập kỷ kể từ tuổi 55. Nồng độ estrogen thấp là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch dẫn đến não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Loãng xương: Estrogen giúp duy trì khối lượng xương trong cơ thể. Trong giai đoạn mãn kinh, sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen khiến phụ nữ bị mất khối lượng xương nhanh hơn trước đó nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tình trạng này khiến xương giòn, yếu, và dễ gãy. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ gặp triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng trong thời kỳ mãn kinh thường bị mất xương nhiều hơn và có nguy cơ gãy xương hông cao hơn.
- Rối loạn tiểu tiện: Khoảng 50% phụ nữ sau mãn kinh gặp phải vấn đề tiểu không tự chủ. Điều này là do niệu đạo bị suy yếu dưới ảnh hưởng của nồng độ estrogen thấp. Tình trạng này làm giảm khả năng kiểm soát bàng quang, gây khó khăn trong việc giữ nước tiểu.
- Mất ngủ và các vấn đề về sức khỏe tinh thần: Các vấn đề về giấc ngủ có thể bắt đầu trong thời kỳ tiền mãn kinh, khi nồng độ hormone và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Sau đó, tình trạng mất ngủ có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh. Nguyên nhân chính khiến phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ là do triệu chứng bốc hỏa, gây thức giấc đột ngột vào ban đêm. Thiếu ngủ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, gây ra các triệu chứng như lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Những cảm xúc này có thể trở nên trầm trọng hơn khi tình trạng mệt mỏi kéo dài, tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ và rối loạn cảm xúc.
Phụ nữ nên bảo vệ sức khỏe như thế nào khi bước vào giai đoạn mãn kinh?
Giai đoạn mãn kinh mang đến nhiều thách thức cho sức khỏe. Để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh, phụ nữ nên thay đổi lối sống sao cho lành mạnh, đồng thời nên thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Duy trì lối sống lành mạnh
Trong thời kỳ mãn kinh, việc duy trì lối sống lành mạnh là yếu tố then chốt không chỉ giúp phụ nữ giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà còn hạn chế nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Dưới đây là những hướng dẫn để các chị em duy trì lối sống lành mạnh:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ tăng cân trong độ tuổi trung niên, từ đó giảm nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Phụ nữ nên bổ sung rau củ quả, protein nạc, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và thực phẩm giàu canxi… vào chế độ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm độc hại như đường, caffeine, rượu bia, đồng thời chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để duy trì tỷ lệ trao đổi chất.
- Vận động thường xuyên: Hoạt động thể chất không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe xương và tim mạch, đồng thời khắc phục các triệu chứng mãn kinh. Người lớn từ 18 đến 64 tuổi được khuyến cáo nên hoạt động vào hầu hết (tốt nhất là tất cả) các ngày trong tuần, bao gồm 2,5 – 5 giờ hoạt động ở cường độ vừa phải mỗi tuần và 1,25 – 2,5 giờ hoạt động với cường độ mạnh mỗi tuần. Phụ nữ cũng nên thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 2 ngày/tuần.
- Kiểm soát cân nặng: Tăng cân có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Do đó, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng khi phụ nữ bước vào giai đoạn này. Hãy kết hợp giữa việc vận động thường xuyên và giảm lượng calo nạp vào, đồng thời duy trì ăn uống lành mạnh để việc kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
- Bổ sung đủ canxi và vitamin D: Nồng độ estrogen thấp khi mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe xương của phụ nữ, khiến các chị em có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Để giảm nguy cơ này, phụ nữ nên bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D mỗi ngày. Theo khuyến cáo, phụ nữ trên 50 tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh trước 50 tuổi nên ăn 1300mg canxi/ngày. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, đậu phụ, các loại đậu và rau lá xanh. Đối với vitamin D, phụ nữ có thể nhận được loại vitamin này thông qua ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung.
- Hạn chế bia, rượu: Uống quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng mà còn làm tăng các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến tâm trạng. Về lâu dài, uống nhiều rượu bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và các căn bệnh nghiêm trọng khác như ung thư, tiểu đường, trầm cảm… Do đó, phụ nữ mãn kinh nên hạn chế tiêu thụ rượu bia.
Thăm khám sức khỏe thường xuyên
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng trong để duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Do đó, phụ nữ mãn kinh nên khám sức khỏe thường xuyên, nhất là khi gặp phải các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ tâm trạng thất thường.
Khi đi khám sức khỏe, phụ nữ nên chủ động thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị hỗ trợ thích hợp nhằm giảm thiểu các biến chứng thường gặp trong giai đoạn mãn kinh. Trong số đó, liệu pháp cân bằng hormone DHT đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều phụ nữ mãn kinh nhờ vào những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. DHT là liệu pháp chuyên biệt được đội ngũ chuyên gia tại Bệnh viện Quốc tế DNA đặc biệt xây dựng nhằm mang đến những lợi ích trên cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Liệu pháp cân bằng hormone DHT đặc biệt phù hợp với những phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc bị rối loạn nội tiết tố. Liệu pháp này được thiết kế nhằm bổ sung hormone thiếu hụt, điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể, từ đó mang lại nhiều lợi ích như:
- Giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, đau đầu, khô âm đạo, căng thẳng và các vấn đề trên làn da…
- Tăng cường sức khỏe tim mạch và xương khớp, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
- Tăng sản xuất collagen
- Tái tạo năng lượng cho làn da
- Cải thiện các chức năng của cơ thể và duy trì vẻ tươi trẻ
Bệnh viện Quốc tế DNA với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình chuyên nghiệp từ bước thăm khám đến bước chăm sóc sau điều trị. Khi đến tư vấn và thăm khám, bệnh nhân sẽ được tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn trong quá trình cân bằng nội tiết tố cũng như cải thiện sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh.
Tóm lại, việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mãn kinh là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, phụ nữ mãn kinh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường và có những phương pháp điều trị hỗ trợ thích hợp. Đặc biệt, khi gặp phải các triệu chứng mãn kinh khó chịu, phụ nữ nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Quốc tế DNA để được khám và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho sức khỏe.
. Looking after yourself during menopause | Jean Hailes. Jeanhailes.org.au. Accessed 03/10/2024
. Staying Healthy During and After Menopause | National Institute on Aging. Nia.nih.gov. Accessed 03/10/2024
. Menopause and your health. Womenshealth.gov. Accessed 03/10/2024
. Menopause – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Mayoclinic.org. Accessed 03/10/2024
. How Does Menopause Affect My Sleep? | Johns Hopkins Medicine. Hopkinsmedicine.org. Accessed 03/10/2024
. Sleep Problems and Menopause: What Can I Do? | National Institute on Aging. Nia.nih.gov. Accessed 03/10/2024
. Menopause and your mental wellbeing. Nhsinform.scot. Accessed03/10/2024