bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Một số sai lầm phổ biến về giấc ngủ bạn cần biết

Nhiều cách hiểu sai lầm liên quan đến giấc ngủ được lan truyền phổ biến theo thời gian được các chuyên gia chỉ rõ là có thể gây hại cho sức khỏe giấc ngủ của bạn.

Dù chưa khám phá trọn vẹn những bí ẩn của giấc ngủ, nhưng khoa học về giấc ngủ trong hơn 20 năm gần đây cũng đã cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản chất giấc ngủ cũng như các cơ chế sinh học kiểm soát giấc ngủ cũng như các tác động của nó đến cơ thể nói chung.

Tuy nhiên, đó đây vẫn tồn tại nhiều “huyền thoại” về giấc ngủ, một số trong các lầm tưởng này có thể khiến giấc ngủ của bạn mỗi ngày một “nghèo” hơn.

Một số sai lầm phổ biến về giấc ngủ

Cơ thể của bạn đã quen với việc thiếu ngủ

Nhiều người cho rằng cơ thể của họ có thể sẽ quen dần với trạng thái thiếu ngủ. Sau một vài đêm thiếu ngủ, ban đầu bạn sẽ thấy buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày và cảm giác này sẽ ngày càng tăng lên. Nhưng sau vài tuần liên tục, tình trạng buồn ngủ bắt đầu ổn định dần, tạo cảm giác cơ thể đang điều chỉnh phù hợp với tình trạng thiếu ngủ.

Tuy nhiên, thực tế là cơ thể chúng ta không được thiết kế đế thích nghi với tình trạng thiếu ngủ. Việc thiếu ngủ kéo dài sẽ gây ra tình trạng kém tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, thiếu ngủ kéo dài làm các vấn đề sức khỏe sẽ tích tụ dần, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hệ tim mạch, hệ miễn dịch, sức khỏe tâm thần, quá trình sản xuất hormone.

Điều quan trọng là ngủ được bao lâu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ bao lâu không phải là điều quan trọng mà chất lượng giấc ngủ mới là thứ đáng quan tâm. Chất lượng giấc ngủ sẽ liên quan trực tiếp đến sự liên tục của giấc ngủ chứ không phải thời lượng ngủ trong bao lâu.

Nếu giấc ngủ bị gián đoạn với việc thức giấc nhiều lần trong đêm có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và làm giảm thời gian dành cho các giai đoạn phục hồi giấc ngủ.

Nếu khó ngủ, cứ nằm trên giường cho đến khi ngủ được

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ra khỏi giường làm một việc gì đó thay vì cứ trằn trọc mãi trên giường nhưng không thể chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể đọc một vài trang sách, thực hiện các động tác thư giãn chân tay và không nên đụng đến thiết bị điện tử.

Các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện phương pháp để giúp tâm trí bạn giữ mối liên kết giữa hình ảnh chiếc giường và giấc ngủ. Bởi, về lâu dài nếu bạn cứ nằm trên giường và cố đánh vật để ngủ có thể gây tác động ngược. Khi đó tâm trí bạn sẽ liên tưởng hình ảnh chiếc giường với một nỗi “ám ảnh” gắn với cảm giác bồn chồn và trằn trọc và nỗi ám ảnh đấy sẽ lại khiến bạn khó ngủ mỗi khi lên giường.

Đồ uống có cồn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn

Đây là quan điểm được nhiều người chấp nhận nhưng trên thực tế, uống rượu bia lại làm giấc ngủ xấu đi, đặc biệt khi bạn uống quá nhiều hoặc sử dụng đồ uống có cồn không đúng cách. Ban đầu khi uống rượu bia bạn có cảm giác như được thư giãn và dễ ngủ. Tuy nhiên nửa sau của đêm, giấc ngủ của bạn sẽ không được tốt như vậy nữa. Giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn và chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn.

Những người thường xuyên mượn rượu bia để đi vào giấc ngủ thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ cao hơn những người bình thường, tình trạng ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ cũng nhiều hơn.

Ngủ với đèn sáng thì không sao

Rất nhiều người có thói quen ngủ với ánh sáng. Thực tế là bạn nên ngủ trong không gian càng tối càng tốt, ánh sáng dù ít đến đâu cũng có thể khiến bạn thức giấc và ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Vì thế nếu bắt buộc phải ngủ trong môi trường nhiều ánh sáng thì bạn nên tìm kiếm vật gì đó để che mắt lại.

Nhiệt độ phòng ấm thì ngủ ngon hơn

Nhiệt độ của cơ thể chúng ta sẽ giảm xuống theo một cơ chế tự nhiên của giấc ngủ khi ngủ. Phòng ngủ nhiệt độ cao có thể tạo cảm giác ấm cúng nhưng ngược lại gây khó chịu và có thể làm cản trở quá trình giảm nhiệt của cơ thể. Từ đó cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây tình trạng thức giấc không mong muốn.

Thực tế, nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ ngon theo khuyến cáo là ở mức từ 66-68 độ Fahrenheit, tương đương với mức 18-20 độ C.

Với nhiều vùng khí hậu nóng, bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ cao hơn để tránh sốc nhiệt. Nhiều người cho rằng mức nhiệt dao động từ 24 – 25 độ cũng là mức hợp lý, đảm bảo một giấc ngủ ngon mà không bị quá lạnh.

Ngủ ngày có thể bù đắp cho sự thiếu ngủ vào ban đêm

Nhiều người nghĩ rằng ngủ bù vào ban ngày có thể bù đắp cho sự thiếu ngủ vào ban đêm. Thực tế thì việc này không hiệu quả vì các giấc ngủ ngắn ban ngày không đảm bảo đầy đủ các giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ như giấc ngủ ban đêm.
Trong một số trường hợp, giấc ngủ vào ban ngày còn có thể làm rối loạn nhịp ngủ – thức thông thường của bạn, làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn vào giờ đi ngủ buổi tối. Giấc ngủ trưa kéo dài còn có thể làm bạn uể oải sau khi thức dậy. Bạn nên dành khoảng 30 phút cho giấc ngủ trưa và không nên ngủ sau 2h chiều.

Cả nam và nữ đều có thể mất ngủ như nhau

Theo số liệu thống kê, nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn nam giới. Phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi đều có khả năng gặp các vấn đề về giấc ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng sự dao động của nội tiết tố là thủ phạm tiềm ẩn gây ra tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không chất lượng ở phụ nữ, cũng như các chứng rối loạn tâm trạng, căng thẳng quá mức và các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

Ngủ nhiều thì tốt cho sức khỏe

Ngủ nhiều không tốt như bạn nghĩ, khi ngủ quá nhiều thường xuyên có thể liên quan đến một số bệnh tật nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì, suy giảm nhận thức (Tình trạng này còn được gọi là Chứng ngủ quá nhiều (Hypersomnia))

Nếu bạn ngủ trên 9 giờ mỗi đêm mà sáng dậy vẫn không cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn và buổi sáng thì có thể bạn đang ngủ quá nhiều hoặc một chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn nào đó.

Người cao tuổi thì cần ngủ ít lại

Từ tuổi trung niên trở đi, cơ thể có thể ngủ ít hơn nhưng không có nghĩa là nhu cầu ngủ tự nhiên của bạn ít đi.

Nhu cầu ngủ đủ của một người thay đổi đáng kể từ khi thơ ấu cho đến khi trưởng thành và khi lớn tuổi. Tuy nhiên nhu cầu ngủ không thay đổi bao nhiêu khi bạn bước sang tuổi 55 trở đi.

Khi bạn càng lớn tuổi hơn, bạn càng dễ mắc các chứng rối loạn giấc ngủ cũng như thường xuyên trải qua các tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm và giấc ngủ kém chất lượng.

nhung-sai-lam-pho-bien-ve-giac-ngu-3
Càng lớn tuổi bạn càng dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ

Nhịp sinh học của người lớn tuổi dần dần yếu đi, khiến chu kỳ giấc ngủ không mạnh mẽ và đều đặn. Họ ngủ ít hơn vào ban đêm và cần các giấc ngủ vào ban ngày để đủ giấc. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị một số bệnh mặc phải của lớn tuổi cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ của họ kém đi.

Nguồn 

Bacsigiacngu.com

Theo Sleep Foundation

Chủ đề: , , ,

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Trải qua 6 năm hoạt động không ngừng nghỉ, Bệnh viện Quốc tế DNA đã …

Bệnh tật, thuốc men, nội tiết tố thay đổi, nhịp sinh học xáo trộn cộng …

Đau lưng là tình trạng thường gặp và đôi khi ít được chú ý đến. …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.