bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Giải đáp thắc mắc: Suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì?

Khi nội tiết tố cân bằng sẽ giúp định hình vóc dáng thon gọn, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ và còn đóng vai trò trong việc duy trì sức khỏe cũng như cân bằng tâm sinh lý. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có tới 80% phụ nữ sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ do suy giảm estrogen gây ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ chế độ ăn uống. Vì vậy, suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều chị rất em quan tâm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ

Trước khi tìm hiểu suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì, cần hiểu rõ các nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ.

Người bị suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn nhiều chế phẩm từ hạt
  • Các bệnh lý tuyến nội tiết: Có thể gây rối loạn sản xuất hormone, dẫn đến rối loạn nội tiết tố như: tuyến giáp hoặc tuyến yên hoạt động quá mức hay quá kém, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u buồng trứng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Điều này gây thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng sản xuất hormone nội tiết tố.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress làm tăng sản xuất hormone cortisol, có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone nội tiết tố, bao gồm estrogen và progesterone.
  • Lạm dụng thuốc ngừa thai: Một số loại thuốc ngừa thai có chứa hormone thay thế, khi sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone nội tiết tố tự nhiên của cơ thể.
  • Nội tiết tố suy giảm do tuổi tác: Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn, dẫn đến các triệu chứng rối loạn nội tiết tố như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo,…

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố suy giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất gồm các phản ứng hóa học trong các tế bào của cơ thể giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng.

Suy giảm nội tiết tố nữ khiến giấc ngủ khó trọn vẹn

Các dấu hiệu tố cáo cơ thể đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết tố tùy thuộc vào từng đối tượng và loại rối loạn bên trong cơ thể. Một số dấu hiệu suy giảm nội tiết tố thường thấy gồm có:

  • Mức cholesterol trong máu cao hơn bình thường
  • Trầm cảm hoặc lo lắng, thường xuyên cáu gắt
  • Nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh
  • Không thể chịu được nhiệt độ lạnh hoặc ấm
  • Da sạm, tóc khô và dễ rụng
  • Phân bố mỡ cơ thể không đều
  • Bốc hỏa, khát nước, đi tiểu thường xuyên, mất ngủ
  • Loãng xương, đau nhức xương khớp

Suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì?

Một số loại rau, trái cây và hạt có chứa hợp chất có tác động tương tự estrogen trong cơ thể, giúp tăng cường nội tiết tố nữ và duy trì sức khoẻ cũng như sự tươi trẻ cho chị em. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì mà bạn có thể xem xét bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn điều hòa nội tiết tố
  • Đậu nành: Chứa nhiều Isoflavone, giúp kiểm soát triệu chứng tiêu cực khi mãn kinh, điều chỉnh cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim.
  • Rau họ cải: Như súp lơ trắng và bông cải xanh chứa Lignan cao, có lợi cho sức khỏe vú và ổn định nồng độ estrogen.
  • Hoa quả sấy: Mơ khô, chà là, mận khô, nho khô và nhiều loại trái cây sấy khác cung cấp Phytoestrogen (hợp chất có nguồn gốc thực vật có tác động tương tự như estrogen).
  • Quả mọng: Mâm xôi, việt quất và dâu tây chứa Phytoestrogen Lignans rất có lợi cho nội tiết tố nữ.
  • Bơ: Bơ chứa Sterol thực vật giúp sản xuất Progesterone và duy trì cân bằng nội tiết tố tổng thể.
  • Tỏi: Có Isoflavone giúp kiểm soát estrogen và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hạnh nhân: Hạnh nhân giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng nồng độ estrogen.
  • Ngũ cốc: Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa Lignan cao, có thể tăng estrogen trong cơ thể.
  • Trứng: Trứng cung cấp Protein và giúp kiểm soát nồng độ Insulin và Ghrelin.
  • Cá béo: Cá béo giúp kiểm soát Testosterone và duy trì cân bằng nội tiết tố.
  • Hạt lanh: Chứa Phytoestrogen Lignans, giúp giảm triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ ung thư vú.
  • Hạt mè: Cung cấp Vitamin B6, Vitamin E, kẽm, sắt và Phytoestrogen giúp tăng nồng độ estrogen và giảm cholesterol.
  • Hạt dẻ: Hạt dẻ chứa Vitamin, khoáng chất và Phytoestrogen giúp kiểm soát Cholesterol và Insulin.
  • Dầu Oliu: Dầu Oliu chứa Phytoestrogen và các hợp chất chống oxy hóa.

Một số lưu ý khi suy giảm nội tiết tố

Trong quá trình bổ sung các loại thức ăn giúp giảm suy giảm nội tiết tố, các chị em cần lưu ý:

  • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể duy trì lượng hormone khỏe mạnh cần thiết để thực hiện các chức năng quan trọng.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng cao độ kéo dài khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone căng thẳng cortisol, adrenaline, gây mất cân bằng hormone tác động tiêu cực đến mức estrogen.
  • Tập thể dục: Giúp điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất và ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế uống rượu và sử dụng các chất kích thích: Chúng sẽ làm tăng nồng độ estrogen, tăng nguy cơ ung thư.

Bạn vẫn đang băn khoăn không biết suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì và nên giải quyết tình trạng suy giảm nội tiết tố như thế nào hiệu quả. Hãy liên hệ tới hotline 1900 2840 để đặt lịch thăm khám và tư vấn chi tiết cùng các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh Viện Quốc Tế DNA ngay hôm nay.

Tin liên quan

Đau đầu mất ngủ có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Việc …

Đau mãn tính đi kèm với triệu chứng đau khớp và cơ, mệt mỏi, cáu …

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.