bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Đau thần kinh tọa: Vì sao điều trị hoài vẫn không cải thiện?

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của BS.CKII Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh tại Bệnh viện Quốc tế DNA

dau-than-kinh-toa-1
Đau thần kinh tọa thường gặp ở đối tượng 30-50 tuổi

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, khiến bạn thường cảm thấy đau hoặc tê, ngứa ran ở lưng rồi đến hông, mông và lan đến chân. Cơn đau để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của rất nhiều người. Với sự tiến bộ của ngành Y học, việc cải thiện cơn đau thần kinh tọa không còn khó như bạn nghĩ.

1. Những nguyên nhân hàng đầu gây nên đau thần kinh tọa

Nhiều người cho rằng đau thần kinh tọa chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng trên thực tế, đau thần kinh tọa có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đau thần kinh tọa thường xảy ra ở độ tuổi lao động vì nhiều nguyên nhân. Cơn đau này thường không nguy hiểm và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng phương pháp kịp thời, đau thần kinh tọa có thể làm suy giảm chức năng vận động một cách nghiêm trọng. 

dau-than-kinh-toa-3
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân.

Cơn đau thần kinh tọa xảy ra là do có sự chèn ép, áp lực hoặc kích thích lên dây thần kinh tọa. Điều này có thể được gây ra bởi những tình trạng sau:

Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng đĩa đệm (phần nằm giữa hai đốt sống) bị lồi hoạt thoát ra khỏi vị trí bình thường do lão hóa, tập thể dục cường độ mạnh hoặc thường xuyên khiêng vác nặng. Thoát vị đĩa đệm hoặc một số trường hợp thoái hóa cột sống là nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn đau thần kinh tọa.

Hẹp ống sống: Ống sống là các khoang chứa tủy sống và các rễ thần kinh, được tạo thành từ các lỗ sống của các xương sống xếp chồng lên nhau. Ống sống bị thu hẹp sẽ gây chèn ép lên tủy sống hoặc dây thần kinh tọa, thường xảy ra phổ biến ở phần lưng dưới.

Trượt đốt sống thắt lưng (Spondylolisthesis): Đây là tình trạng mà một hoặc nhiều đốt sống của bạn, thường ở lưng dưới, trượt tương đối với nhau về phía trước. Trượt đốt sống thường xảy ra khi bạn già đi vì xương sống có xu hướng yếu đi theo tuổi tác.

Chấn thương: Những chấn thương do té ngã, nâng vật nặng… có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa và gây ra cơn đau. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác bao gồm: Viêm xương khớp, khối u gây áp lực lên dây thần kinh…

Bên cạnh những nguyên nhân chính, một số yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa gồm: 

Tuổi tác: Những người ở độ tuổi lao động (20-50)  dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. Hơn nữa, tuổi tác càng cao thì thoái hóa xương khớp tăng.

Béo phì, thừa cân: Cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên cột sống.

Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi bạn xoay lưng nhiều, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Từ đó gây đau thần kinh tọa. 

Ngồi lâu: Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động có khả năng cao bị thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên vận động.

Bệnh tiểu đường: Làm rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, tổn thương đau ra thần kinh.

2. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa hiện nay

Uống thuốc

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất (khoảng 90% bệnh nhân lựa chọn phương pháp này) vì chúng tiện lợi và chi phí hợp lý. Một số loại thuốc giúp giảm viêm do đau thần kinh tọa gây ra như ibuprofen,  acetaminophen. Tuy nhiên nếu tự ý sử dụng thuốc và không có sự hướng dẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng cho gan, dạ dày,… Vì thế bạn cần đi thăm khám để chẩn đoán chính xác, tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Tập vật lý trị liệu

Mục đích của vật lý trị liệu là tìm ra các bài tập giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa của người bệnh, chẳng hạn kéo dãn cột sống lưng, siêu âm, sóng ngắn, chiếu đèn, bơi lội, đu xà 

Phẫu thuật 

Trong trường hợp đau thần kinh tọa nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể làm việc, sinh hoạt bình thường hoặc các triệu chứng không cải thiện khi thực hiện các phương pháp khác phẫu thuật là phương pháp bệnh nhân lựa chọn. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ đĩa đệm hoặc phẫu thuật mở ống sống để giải áp nhân nhầy đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị, giảm áp lực lên tủy sống. 

3. Vì sao điều trị đau thần kinh tọa bị thất bại?

Theo BS.CKII Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh tại Bệnh viện Quốc tế DNA, trong một số trường hợp, bệnh nhân điều trị đau thần kinh tọa thất bại có thể do một số nguyên nhân sau:

Chẩn đoán ban đầu không chính xác do bệnh nhân chỉ chụp X-Quang để điều trị, chưa đủ giám sát với tình hình bệnh nhân, dẫn đến lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp.

Chưa phối hợp các liệu pháp hợp lý và triệt để: Việc phối hợp nhiều liệu pháp điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với chỉ sử dụng một liệu pháp duy nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của mình.

Chưa có giải pháp giúp điều trị lâu dài giúp chống lão hóa như tế bào gốc:

Điều trị đau thần kinh tọa thất bại có thể do chưa áp dụng các giải pháp điều trị dài hạn và không kết hợp các phương pháp tiên tiến như liệu pháp tế bào gốc. Đây là một phương pháp tiềm năng trong điều trị đau thần kinh tọa và các vấn đề liên quan đến lão hóa. Tế bào gốc có khả năng phân chia và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, giúp tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương. Cơ chế điều biến miễn dịch của tế bào gốc còn giúp giảm đi tình trạng viêm cấp tính, viêm mạn tính, một yếu tố quan trọng trong việc giảm đau và phục hồi.

Chọn lựa phẫu thuật quá sớm: Hầu hết những người đau thần kinh tọa không cần phải phẫu thuật vì hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại trong y học có thể giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa an toàn, hiệu quả, điển hình là tế bào gốc. Nhiều bệnh nhân do chưa tìm hiểu nguyên nhân khiến việc điều trị thất bại mà vội vàng lựa chọn phẫu thuật quá sớm, tăng nguy cơ bị biến chứng khi phẫu thuật và hạn chế khả năng vận động.

4. Cần làm gì khi điều trị đau thần kinh tọa thất bại?

Bác sĩ Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh khuyên các bệnh nhân không nên quá lo lắng khi không may điều trị bệnh đau thần kinh tọa thất bại làm ảnh hưởng nặng hơn đến tinh thần và sức khỏe. Cách tốt nhất là bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để trao đổi thêm với bác sĩ về tình trạng này nhằm có hướng điều trị hiệu quả nhất. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định chụp thêm các kỹ thuật cao hơn như MRI,… để đánh giá mức độ bệnh. Tư đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp trước khi chọn chọn phẫu thuật quá vội.

Nhằm giúp các bệnh nhân đau thần kinh tọa nói riêng và đang gặp bệnh lý cơ xương khớp nói chung cải thiện cơn đau hiệu quả, sớm khỏe mạnh để trở về với cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Bệnh viện Quốc tế DNA đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm, mang về những giải pháp y học hiện đại và ứng dụng chúng một cách hiệu quả trong phác đồ điều trị theo từng tình trạng khách hàng. Hiện nay, việc đau thần kinh tọa dai dẳng không còn là nỗi lo lớn đối với người bệnh. 

Nổi bật trong ngành Y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc mở ra cơ hội mới giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa một cách dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng mà không cần phải phẫu thuật.  Ngoài ra, Bệnh viện Quốc tế DNA còn ứng dụng các liệu pháp y học hiện đại khác như liệu pháp Ozone, liệu pháp giảm đau mãn tính,…  Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp, giúp cải thiện đau thần kinh tọa hiệu quả.

Với thế mạnh sở hữu đội ngũ chuyên gia bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm , cơ sở vật chất hiện đại, nhiều phương tiện chẩn đoán và công nghệ y học tân tiến sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh, điều trị hiệu quả kéo dài, giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật.

Nguồn tham khảo

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12792-sciatica
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435#:
  3. https://www.webmd.com/back-pain/sciatica-pain-relief-options
  4. https://www.healthline.com/health/back-pain/why-is-my-sciatica-not-going-away#why-it-isnt-healing-quickly

 

Chủ đề: , , ,

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Trải qua 6 năm hoạt động không ngừng nghỉ, Bệnh viện Quốc tế DNA đã …

Bệnh tật, thuốc men, nội tiết tố thay đổi, nhịp sinh học xáo trộn cộng …

Đau lưng là tình trạng thường gặp và đôi khi ít được chú ý đến. …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.