Bài viết được hỗ trợ biến dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA
Đau đầu về đêm không chỉ gây ra những phiền toái cho giấc ngủ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ người trẻ đến người cao tuổi và khiến không ít người băn khoăn và lo lắng.
Chứng đau đầu về đêm thường xuất hiện bất ngờ, khi bạn đang chuẩn bị đi vào giấc ngủ hoặc ngay giữa đêm khi bạn đang say giấc. Những cơn đau nhức này không chỉ gây gián đoạn giấc ngủ mà còn kéo theo sự mệt mỏi và suy giảm tinh thần vào ngày hôm sau. Vậy cụ thể đau đầu về đêm là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chứng đau đầu về đêm.
Đau đầu về đêm là gì? Dấu hiệu bạn bị đau đầu về đêm
Những cơn đau nhức, khó chịu vùng đầu vào ban đêm được gọi là đau đầu về đêm. Cơn đau có thể bắt đầu khi bạn đang chuẩn bị đi vào giấc ngủ hoặc ngay giữa đêm khi bạn đang ngủ. Dấu hiệu đau đầu về đêm ở mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và loại đau đầu, chẳng hạn như:
- Đau đầu do căng thẳng gây ra cơn đau âm ỉ, căng tức ở cả hai bên đầu
- Đau nửa đầu tập trung ở một bên đầu, có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, rối loạn thị giác.
- Đau đầu từng cơn có cường độ đau rất dữ dội, khởi phát theo từng cơn, từng cụm, có thể kèm theo các triệu chứng khác như mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy nước mũi…
- Đau đầu hypnic gây ra cơn đau nhói ở một hoặc cả hai bên đầu, kéo dài từ 15 phút đến 4 giờ, có thể kèm theo các triệu chứng như chảy nước mắt, nghẹt mũi, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Khi giấc ngủ bị gián đoạn do cơn đau đầu về đêm, bạn có thể gặp phải các vấn đề vào ngày hôm sau như mệt mỏi, uể oải, cáu gắt…
Nguyên nhân gây đau đầu về đêm
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây đau đầu về đêm chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nhà khoa học cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến hoạt động của vùng dưới đồi – một vùng não liên quan đến nhận thức về cơn đau và chu kỳ ngủ.
Đau đầu do căng thẳng
Chứng đau đầu này thường xảy ra do căng thẳng, căng cơ, mệt mỏi, kiệt sức hay thậm chí là thói quen nghiến răng. Triệu chứng phổ biến của cơn đau đầu do căng thẳng bao gồm:
- Đau đầu âm ỉ, nhức nhối hoặc đau nhói
- Đau ở cả hai bên đầu hoặc trán
- Đau lan sang cổ, vai, da đầu
- Có cảm giác căng tức hoặc áp lực xung quanh đầu
Đau đầu từng cơn
Đối với nhiều người, đau đầu từng cơn thường bắt đầu vào ban đêm, thường là vài giờ trước khi đi ngủ. Đôi khi, đau đầu về đêm từng cơn có thể khiến người bệnh thức giấc sau 1-2 giờ ngủ. Cơn đau có xu hướng xảy ra nhiều lần trong vài tuần hoặc vài tháng. Biểu hiện đặc trưng của đau đầu từng cơn bao gồm:
- Đau đầu dữ dội, thường xảy ra quanh một bên mắt
- Đau đầu lặp lại ở cùng một thời điểm trong ngày
- Cơn đau bắt đầu ở một bên đầu nhưng lan ra xung quanh
- Cơn đau diễn ra trong khoảng 15 phút đến 3 giờ
- Đỏ, sưng, sụp mí hoặc chảy nước mắt ở mắt bị ảnh hưởng
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi một bên
Chứng đau nửa đầu
Đau đầu về đêm cũng có thể xảy ra do chứng đau nửa đầu với những cơn đau rất dữ dội khiến nhiều người phải tỉnh giấc khi đang ngủ. Thời điểm phổ biến nhất của chứng đau nửa đầu là vào cuối chu kỳ ngủ. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Hoa Kỳ (The National Sleep Foundation), 50% các cơn đau nửa đầu xảy ra trong khoảng thời gian từ 4-9 giờ sáng. Biểu hiện của chứng đau nửa đầu gồm:
- Đau nhói ở một bên đầu
- Cơn đau kéo dài từ 4-72 giờ
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
- Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy
4. Đau đầu hypnic
Đau đầu hypnic là chứng đau đầu chỉ xuất hiện vào ban đêm khi bạn đang ngủ, do đó mà còn được gọi là đau đầu khi ngủ. Nhiều người cũng gọi chứng đau đầu hypnic là đau đầu báo thức vì tình trạng này thường khiến người bệnh thức giấc vào cùng một thời điểm mỗi đêm. Thực tế, chứng đau đầu khi ngủ rất hiếm gặp. Các dấu hiệu nhận biết chứng đau đầu khi ngủ bao gồm:
- Đau từ nhẹ đến nặng
- Đau nhói, thường ở hai bên đầu
- Cơn đau thường xảy ra khoảng 1-3 giờ sáng
- Đau đầu kéo dài từ 15 phút đến 4 giờ sau khi thức dậy
- Cơn đau có thể xuất hiện hơn 10 đêm/tháng
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
- Chảy nước mắt
- Nghẹt mũi
- Buồn nôn, nôn mửa
Ai có nguy cơ bị đau đầu về đêm?
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau đầu về đêm nhưng một số người sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn, chẳng hạn như:
- Người bị căng thẳng thường xuyên dễ bị đau đầu do căng thẳng về đêm hơn
- Người cao tuổi dễ bị đau đầu khi ngủ, nhất là phụ nữ. Thống kê cho thấy chứng đau đầu khi ngủ thường xảy ra sau tuổi 50, mặc dù vẫn có những trường hợp trẻ hơn 40 tuổi mắc bệnh.
Điều trị đau đầu về đêm như thế nào?
Khi bị đau đầu về đêm, tốt hơn hết là bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định rõ nguyên nhân tiềm ẩn hoặc loại rối loạn đau đầu mắc phải. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau đầu về đêm phổ biến:
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc kê toa đường uống để điều trị tình trạng đau đầu về đêm. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, bạn cần sử dụng đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý ngưng thuốc vì có thể gặp phải tác dụng phụ.
- Điều trị không dùng thuốc: Một số biện pháp tại nhà giúp giảm đau đầu về đêm bạn có thể thử là chườm ấm vào vùng bị đau, tắm nước ấm trước khi ngủ, ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầu và vai luôn đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên, tập thiền, tập thở, yoga…
Hiện nay, để cải thiện tình trạng đau đầu và mất ngủ về đêm, bạn có thể tham khảo các liệu pháp điều trị tiên tiến, điển hình là liệu pháp Ozone. Bằng cách đưa khí ozone y tế vào máu, liệu pháp Ozone giúp cung cấp lượng oxy dồi dào nuôi dưỡng các tế bào bên trong cơ thể, từ đó mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Giảm đau đầu về đêm: Khi lượng oxy dồi dào được đưa đến các mạch máu nhỏ nhất, quá trình lưu thông máu lên não cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó mà tình trạng đau đầu về đêm cũng thuyên giảm rõ rệt.
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Liệu pháp Ozone giúp trẻ hóa dòng máu, “đánh bay” cảm giác mệt mỏi, mang lại tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe khoắn và một giấc ngủ chất lượng.
- Tăng vi tuần hoàn máu: Liệu pháp Ozone giúp tăng oxy đến các tế bào, từ đó cải thiện tuần hoàn máu.
Có thể thấy, liệu pháp Ozone mang đến nhiều lợi ích và có thể hỗ trợ giảm tình trạng đau đầu về đêm, nhất là khi các phương pháp dùng thuốc và biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hiểu được tầm quan trọng và hiệu quả của liệu pháp Ozone trong quá trình điều trị chứng đau đầu, cải thiện giấc ngủ ngon, Bệnh viện Quốc tế DNA đã ứng dụng liệu pháp này để giúp người dân cải thiện sức khỏe, ăn ngon và ngủ sâu giấc.
Khi đến thăm khám tại bệnh viện, bạn sẽ được tầm soát bằng máy tầm soát hiện đại giúp biết được các chỉ số chi tiết về mức độ căng thẳng, stress trong cơ thể, những yếu tố này ảnh hưởng đến đau đầu và giấc ngủ như thế nào. Từ đó đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm kiểm tra sức khỏe và tư vấn trực tiếp, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp với từng vấn đề sức khỏe.
Đau đầu về đêm là một vấn đề không nên xem nhẹ, đặc biệt khi tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Để giảm thiểu tác động của chứng đau đầu về đêm, việc thăm khám và điều trị sớm là rất cần thiết. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau đầu về đêm, bạn tuyệt đối không nên ngần ngại mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.
.Healthline.com
.Medicalnewstoday.com
.Verywellhealth.com
.Mayoclinic.org
.Migrainetrust.org
.Sleepfoundation.org