bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Chỉ số nội tiết tố nữ bao nhiêu là tốt? Cách đọc các chỉ số

Nhiều chị em thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản. Thế nhưng, khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm, chị em có thể hoang mang, không biết chỉ số nội tiết tố nữ bao nhiêu là tốt hay như thế nào là chỉ số nội tiết tố nữ bình thường. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ số nội tiết tố nữ để chị em có thể hiểu kết quả xét nghiệm của mình.

Chỉ số nội tiết tố nữ bao nhiêu là tốt và vai trò các loại chỉ số

Để giải đáp cho thắc mắc Chỉ số nội tiết tố nữ bao nhiêu là tốt, trước tiên, chị em cần nắm được những loại nội tiết tố quan trọng mình được kiểm tra qua là gì và có công dụng như thế nào. Sau đó, chị em cần tra xem mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt khi xét nghiệm để có được kết quả chính xác.

Chỉ số hormone Estrogen

Estrogen là loại hormone quan trọng đối với phái nữ, có chức năng thúc đẩy phát triển các đặc điểm sinh dục nữ, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của hệ sinh sản.

Có 3 loại hormone Estrogen với cấu tạo và mức độ hoạt động khác nhau, gồm:

  • Estrone (Estrogen E1): Đây là loại hormone giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt và là dạng Estrogen chính được cơ thể tạo ra sau thời kỳ mãn kinh của các chị em. Chúng có mặt trong hầu hết các mô, nhưng nhiều nhất ở cơ bắp và mỡ. Mặt khác, loại Estrogen này có thể chuyển hóa thành Estradiol (Estrogen E2) và ngược lại.
  • Estradiol (Estrogen E2): Đây là loại hormone quan trọng nhất trong 3 loại, được sản xuất tại buồng trứng và đảm nhiệm chức năng duy trì hệ thống sinh sản của nữ giới. Sự biến động của Estradiol có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến cảm xúc của chị em. Thông thường, khi xét nghiệm, mọi người sẽ quan tâm đến chỉ số của loại hormone này.
  • Estriol (Estrogen E3): Đây là loại hormone thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn mang thai và có nhiệm vụ trong việc duy trì thai kỳ. Xét nghiệm Estriol có thể giúp theo dõi và phát hiện các vấn đề ở thai nhi.

Bảng dưới đây thể hiện ngưỡng bình thường của hormone Estradiol (Estrogen E2) theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:

Kết quả chỉ số nội tiết tố nữ Estradiol (Estrogen E2) theo từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt
Kết quả chỉ số nội tiết tố nữ Estradiol (Estrogen E2) theo từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt

Chỉ số hormone Progesterone

Progesterone là loại hormone có tác dụng ức chế quá trình chín và rụng trứng, đồng thời, kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung.  Đối với phụ nữ bình thường, khi Progesterone tăng cao, chị em có thể giảm ham muốn tình dục, xuất hiện mụn trứng cá, đau ngực, trầm cảm, và mệt mỏi,…

Bên cạnh đó, Progesterone cũng đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ. Khi mang thai, chỉ số nội tiết tố nữ Progesterone tăng cao hơn bình thường để bảo vệ thai nhi tốt hơn. Nếu bạn đang mang thai mà có chỉ số Progesterone thấp thì đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, hoặc có nguy cơ bị sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Do đó, xét nghiệm Progesterone thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Bảng dưới đây thể hiện ngưỡng bình thường của hormone Progesterone theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và mang thai:

Kết quả chỉ số nội tiết tố nữ Progesterone theo từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai

Chỉ số nội tiết tố nữ FSH

FSH là loại hormone kích thích sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Nếu nồng độ hormone này quá cao, đó có thể là dấu hiệu của khả năng dự trữ buồng trứng thấp và nguy cơ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Hình ảnh đa nang buồng trứng
Hình ảnh buồng trứng mắc hội chứng đa nang

Bảng dưới đây thể hiện ngưỡng bình thường của hormone FSH theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:

Kết quả chỉ số nội tiết tố FSH theo từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt

Chỉ số hormone LH

LH là loại hormone giúp kích thích buồng trứng sản xuất ra hormone Estradiol (Estrogen E2) cũng như kích thích sự rụng trứng. Nếu chỉ số nội tiết tố nữ LH tăng cao, bạn có thể khó mang thai, gặp tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc có nguy cơ cao mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Bảng dưới đây thể hiện ngưỡng bình thường của hormone LH theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:

Kết quả chỉ số nội tiết tố LH theo từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt

Chỉ số nội tiết tố nữ AMH

AMH là loại hormone được dùng để đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng, qua đó biết được khả năng sinh sản của phụ nữ. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần theo độ tuổi.

Đây là chỉ số nội tiết tố nữ có giá trị chính xác nhất trong việc chẩn đoán và điều trị hiếm muộn. Đối với phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH sẽ nằm trong khoảng 2.0 – 6.8 ng/mL. Tuy nhiên, nếu nồng độ AMH quá thấp (dưới 0.5 ng/mL), điều này có nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng thấp, khó có khả năng thụ thai. Ngược lại, nếu nồng độ AMH quá cao (>10 ng/mL), buồng trứng có thể bị kích thích quá mức làm việc thụ thai tự nhiên khó hơn bình thường.

Chỉ số nội tiết tố nữ Prolactin

Prolactin là loại hormone có vai trò kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Chính vì thế, sau khi sinh em bé, việc có kết quả chỉ số Prolactin cao là hoàn toàn bình thường.

Hormone Prolactin kích thích tuyến sữa ở phụ nữ cho con bú
Hormone Prolactin kích thích tuyến sữa ở phụ nữ cho con bú

Bên cạnh đó, hormone này cũng có khả năng ức chế các hormone sinh sản như Estrogen, LH,… Qua đó, nó ngăn cản quá trình rụng trứng và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.

Chỉ số Prolactin đối với nữ giới khỏe mạnh, không mang thai là 2 – 29ng/mL, còn đối với phụ nữ có thai và cho con bú là 10 – 209 ng/mL.

Cần làm gì sau khi biết chỉ số nội tiết tố nữ?

Sau khi biết kết quả chỉ số nội tiết tố nữ của mình có bình thường hay không, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác việc tiếp theo mình cần làm là gì.

Tùy vào kết quả mà bác sĩ sẽ cho các lời khuyên khác nhau, nhưng có một số điểm chung chị em có thể tham khảo để xây dựng lối sống cho mình sau khi xét nghiệm nội tiết. Chị em hãy nhớ những việc sau đây để có thể duy trì sự ổn định cho hệ nội tiết:

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Ăn uống khoa học, hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh căng thẳng
Duy trì lối sống khỏe mạnh và khoa học để cân bằng nội tiết
Duy trì lối sống khỏe mạnh và khoa học để cân bằng nội tiết

Bên cạnh đó, chị em có thể thực hiện các phương pháp cân bằng hormone hiện đại dưới sự tư vấn của các bác sĩ nội tiết. Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi mang đến gói trị liệu chống lão hóa nội tiết tố với nhiều công dụng vượt trội như cân bằng hệ nội tiết, giúp ăn ngon, ngủ sâu, tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng.

Ngoài ra, Bệnh viện Quốc tế DNA còn xây dựng chương trình chống lão hóa tích hợp, không chỉ giúp cân bằng nội tiết tố mà còn có thể nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình lão hóa,… Với phác đồ các nhân hóa cho từng khách hàng, chương trình này giúp các chị em duy trì thể trạng sức khỏe để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và có được cuộc sống chất lượng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900 2840 để được trợ lý bác sĩ hỗ trợ sớm nhất!

Chủ đề: , , ,

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Nội tiết tố nữ cân bằng là cơ sở để sức khỏe của chị em …

Ở bất kỳ độ tuổi nào, làn da cũng cần được chăm sóc đúng cách …

Thâm quầng mắt là tình trạng vùng da dưới mắt sẫm màu hơn so với …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.