bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não có phải liệu pháp hiệu quả?

Sự xuất hiện của tế bào gốc đã mang đến niềm hy vọng cho trẻ em mắc bệnh bại não. Tuy nhiên thực hư về liệu pháp cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não như thế nào và cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não an toàn không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin chia sẻ ngay dưới đây.

Bệnh bại não là gì? Cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về bệnh bại não.

Bệnh bại não, còn gọi là Cerebral Palsy, là tình trạng bộ não bị tổn thương một hoặc nhiều vùng, chậm phát triển hơn so với bộ não của những người bình thường. Bệnh bại não thường gặp ở trẻ nhỏ và thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Tùy vào vị trí não bị tổn thương mà các cơ quan tương ứng trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Một số triệu chứng của bệnh bại não thường gặp là:

– Rối loạn vận động, tay chân co cứng gấp
– Ảnh hưởng không nhỏ đến tứ chi, thị giác, thính giác: bị loạn thị, thị lực kém, mũi mất khả năng nghe mùi, điếc
– Hô hấp không ổn định
– Nói lắp bắp, khó nói
– Chảy nước dãi
– Rối loạn tiểu tiện
– Thỉnh thoảng co giật, mất kiểm soát

Não là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ cơ thể, rất khó can thiệp và điều trị. Bệnh nhân bị bại não thường được chỉ định luyện tập và sử dụng phương pháp vật lý trị triệu để cải thiện chức năng vận động.

Cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não như thế nào?

Cấy tế bào gốc là một trong những lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tiềm năng để điều trị bệnh bại não. Đây là phương pháp điều trị còn rất mới trên thế giới.

Bệnh bại não xuất phát từ những tổn thương về mặt não bộ tồn tại trong thời gian dài. Cụ thể hơn là tình trạng không phát triển của não bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt trong cơ thể, có khả năng sửa chữa, tái tạo, biệt hóa thành các cơ quan chức năng khác nhau. Vì thế chúng được xem xét là một tiềm năng để thay thế các tế bào thần kinh bị hỏng.

Tế bào gốc được tách chiết từ tủy xương ở các vị trí gai chậu trước bên trên trái và bên trên phải. Tế bào gốc sau khi thu hoạch đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng được truyền vào cơ thể của bệnh nhân thông qua đường tủy sống. Tế bào gốc khi vào cơ thể sẽ đi lên não bộ kích thích các tế bào gốc thần kinh biệt hóa, tăng sinh, giúp tăng sinh mạch máu, hình thành các chất có chức năng kháng viêm. Tế bào gốc được ghép vào cơ thể còn giúp dẫn truyền thần kinh tốt hơn, phục hồi vùng não bị tổn thương.

Cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não an toàn không?

Số liệu thống kê gần đây cho biết, tỷ lệ thành công của cấy ghép tế bào gốc chữa bệnh trẻ bị bại não có tỷ lệ thành công khoảng 70-80%. Tùy vào mức độ tổn thương ở não của trẻ mà mức độ thành công cũng sẽ khác nhau.

Ghép tế bào gốc chữa bại não được đánh giá là phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên bất cứ phương pháp điều trị nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Một số vấn đề bất thường xảy ra trong và sau khi ghép tế bào gốc chữa bại não có thể gặp phải như:

– Quấy khóc, sốt, viêm phổi, kích thích… sau khi ghép.
– Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não.
– Nhiễm trùng máu và các nhiễm trùng khác.
– Rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, huyết áp thay đổi do ảnh hưởng của quá trình gây mê và truyền tế bào gốc qua đường tủy sống

Cách cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não như thế nào?

Quy trình cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não là một quy trình phức tạp và thường bao gồm các bước cơ bản sau:

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bệnh bại não thường được chỉ định được phép thực hiện cho một số đối tượng, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe sau khi trải qua các thăm khám và các xét nghiệm lâm sàng.

– Khám và đánh giá bệnh nhân trước cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

+ Trước tiên bác sĩ sẽ khai thác thông tin của trẻ và mẹ như tiền sử sản khoa, cân nặng lúc sinh, các biến cố bất thường phát sinh trong quá trình phát triển của trẻ.

+ Tiếp đến là thực hiện khám lâm sàng
+ Thực hiện các thăm khám cận lâm sàng Điện não đồ
+ Điện tâm đồ
+ Chụp X-quang tim phổi
+Xét nghiệm sinh hóa máu
+ Thực hiện một số thăm dò khác nếu cần

– Quá trình thực hiện cấy tế bào gốc chữa bệnh bại não

Sau khi đủ điều kiện cấy ghép tế bào gốc, bệnh nhân sẽ được nhập viện và bác sĩ tiến hành thực hiện quy trình cấy ghép. Sau quá trình cấy ghép, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại khu nội trú khoảng 2-3 ngày đến khi sức khỏe ổn định thì xuất viện. Bác sĩ dặn dò cách chăm sóc trẻ sau ghép và trẻ được theo dõi tại nhà sau ghép tế bào gốc.

Chủ đề:

.tải lên trên
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.