Mãn kinh sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống tình cảm và sức khỏe thể chất. Vì thế, bạn nên biết cách ngăn ngừa mãn kinh sớm nhờ vào những thay đổi trong lối sống cũng như tìm hiểu về cách cân bằng hormone bằng các liệu pháp an toàn, phù hợp.
Thông thường, phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh tự nhiên vào khoảng cuối những năm 40 tuổi và đầu 50 tuổi. Nếu mãn kinh xảy ra trước 45 tuổi được xem là mãn kinh sớm (early menopause) và mãn kinh trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh quá sớm (premature menopause). Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, tác động của mãn kinh đến cơ thể để biết cách ngăn ngừa mãn kinh sớm, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây mãn kinh sớm: Ai có nguy cơ cao?
Mãn kinh sớm có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc do ảnh hưởng từ một số cuộc phẫu thuật trước đó, loại thuốc sử dụng, tình trạng sức khỏe nhất định. Bạn sẽ có nguy cơ mãn kinh sớm nếu như:
- Tiền sử gia đình cũng có người mãn kinh sớm
- Có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi)
- Thiếu cân
- Hút thuốc
- Điều trị hóa trị hoặc xạ trị
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
- Một số bệnh lý như bệnh tự miễn, HIV/ AIDS, hội chứng mệt mỏi mạn tính, thiếu nhiễm sắc thể…
Hết kinh sớm có sao không? Tại sao nên tìm cách ngăn ngừa mãn kinh sớm?
Những người bị mãn kinh sớm thường chịu đựng các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng hơn và trải qua thời gian thiếu hụt estrogen nhiều hơn. Triệu chứng mãn kinh như khô âm đạo, đau khi quan hệ có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục hoặc mất đi cảm giác thân mật với bạn tình. Hơn nữa, mãn kinh sớm còn làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe nhất định như loãng xương, bệnh tim, trầm cảm, một số bệnh lý thần kinh/ tâm thần (chứng mất trí nhớ, bệnh Parkinson…).
Estrogen là một hormone tự nhiên chủ yếu được sản xuất từ buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì xương và ngăn ngừa tổn thương mạch máu. Đó là lý do vì sao phụ nữ bị mãn kinh sớm lại có nguy cơ gãy xương và mắc bệnh tim cao hơn.
Khoảng 5% phụ nữ gặp phải tình trạng mãn kinh sớm
Bên cạnh đó, cảm giác buồn phiền hoặc trầm cảm có thể xảy ra do khả năng sinh sản mất đi hoặc những thay đổi trong cơ thể xuất hiện do mãn kinh sớm ở độ tuổi còn trẻ. Điều này thường khiến nhiều phụ nữ mất đi năng lượng sống, giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh và cần được điều trị với bác sĩ, chuyên gia kịp thời.
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mãn kinh sớm hoặc muốn hạn chế tình trạng này xảy ra, hãy chủ động thử các cách ngăn ngừa mãn kinh sớm bằng cách thay đổi những yếu tố liên quan đến lối sống.
Ngăn ngừa mãn kinh sớm: Bí quyết hữu ích bạn nên bỏ túi
Mãn kinh sớm có thể xảy ra do nhiều yếu tố tác động nên thật khó để nói chính xác đâu là cách ngăn ngừa tốt nhất. Dù vậy, bạn có thể thay đổi lối sống để hạn chế một vài yếu tố nhất định đã được xác nhận có ảnh hưởng đến thời điểm mãn kinh. Để hạn chế mãn kinh sớm xảy ra, hãy chú ý:
- Chế độ ăn uống. Một số nhóm thực phẩm như cá béo, các loại đậu, hạt có mối tương quan với độ tuổi mãn kinh muộn hơn. Bổ sung thêm vitamin B6 và kẽm hàng ngày cũng cho thấy liên quan đến độ tuổi mãn kinh muộn hơn. Trái lại, chế độ ăn nhiều carbohydrate như mì ống và gạo mỗi ngày lại liên quan đến tình trạng mạn kinh sớm hơn 1,5 năm.
- Kiểm soát cân nặng. Phụ nữ thừa cân, có chỉ số khối cơ thể BMI lớn cũng có nhiều khả năng mãn kinh sớm hơn. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cùng với tập luyện thể dục đều đặn thường xuyên để giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa mãn kinh sớm.
- Bỏ hút thuốc. Hút thuốc phá hủy rất nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả các quá trình sản xuất hormone. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện phụ nữ hút thuốc bị mãn kinh sớm hơn trung bình 2 năm so với những người không hút thuốc.
Bên cạnh đó, mang thai và cho con bú cũng là yếu tố giúp tránh bị mãn kinh sớm. Một nghiên cứu đã phát hiện một lần mang thai đủ tháng làm giảm 8% nguy cơ mãn kinh sớm, hai lần mang thai giúp giảm 16% và ba lần mang thai giảm nguy cơ thêm 22%. Cùng với đó, việc cho con bú trong tổng cộng 25 tháng làm giảm 27% nguy cơ mãn kinh sớm (khi so sánh với những phụ nữ cho con bú dưới 1 tháng).
Nếu có dấu hiệu mãn kinh sớm thì nên làm gì?
Các dấu hiệu nghi ngờ mãn kinh sớm thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều trong thời gian dài, thời gian có kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường, bị ra máu giữa các kỳ kinh hoặc có những thay đổi khi chảy máu âm đạo. Nếu nhận thấy những sự bất thường này, hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp.
Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên dùng liệu pháp hormone cho các phụ nữ mãn kinh sớm hoặc quá sớm, trừ những trường hợp cụ thể không thể bổ sung hormone được an toàn (như những người từng bị ung thư vú). Liệu pháp hormone thường có 2 loại chính: bổ sung mỗi estrogen hoặc bổ sung estrogen kèm với progestin. Trong đó, liệu pháp bổ sung mỗi estrogen thường làm tăng nguy cơ ung thư tử cung do làm dày niêm mạc tử cung. Việc bổ sung thêm hormone progestin sẽ làm giảm nguy cơ này.
Những rủi ro có thể xảy ra khi dùng liệu pháp hormone rất thấp đối với phụ nữ trẻ tuổi khỏe mạnh, không chống chỉ định với hormone và đang gặp phải các triệu chứng khó chịu bởi mãn kinh sớm. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt hormone từ bên trong, bạn có thể tham khảo liệu pháp cân bằng hormone DHT.
Với khả năng khôi phục lại sự cân bằng hormone tự nhiên, liệu pháp DHT mang lại hiệu quả bền vững và tối ưu, phù hợp cho những người bị mãn kinh sớm, đem đến các lợi ích như:
- Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, mất ngủ, tâm trạng thất thường
- Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố, đưa hormone về mức cân bằng
- Tái tạo năng lượng cho cơ thể
- Tăng cường sức khỏe tim mạch, xương khớp
- Ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng
- Kiểm soát cân nặng tốt hơn
Liệu pháp mang lại hiệu quả tối đa khi được dùng đúng liều lượng và theo liệu trình của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tin, đảm bảo chất lượng về đội ngũ y bác sĩ cũng như công nghệ để yên tâm thực hiện quá trình chữa trị. Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, bạn hoàn toàn an tâm trải nghiệm dịch vụ. Ở đây, quy trình điều trị thực hiện theo tiêu chuẩn 5T bao gồm: Tư vấn bác sĩ – Tầm soát – Tư vấn phác đồ – Tái tạo cân bằng hormone – Theo dõi và chăm sóc tại nhà. Đặc biệt, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ cá nhân hóa dựa trên kết quả cân bằng hormone cùng với sự kết hợp đa mô thức các liệu pháp để nâng cao hiệu quả điều trị cho từng khách hàng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được cách ngăn ngừa mãn kinh sớm, đồng thời biết thêm về liệu pháp giúp cân bằng hormone hiệu quả hiện nay.
Premature and Early Menopause. My.clevelandclinic.org. Accessed 06/10/2024
Early or premature menopause. Womenshealth.gov. Accessed 06/10/2024
4 Things to Know About Early and Premature Menopause. Yalemedicine.org. Accessed 06/10/2024
Early menopause. Nhs.uk. Accessed 06/10/2024
Can You Prevent Early Menopause?. Chapelhillhormonetherapy.com. Accessed 06/10/2024
Association of Parity and Breastfeeding With Risk of Early Natural Menopause. Jamanetwork.com. Accessed 06/10/2024