Từ bao đời nay, con người chúng ta luôn khao khát có một cơ thể khỏe mạnh và vẻ ngoài trẻ trung trường tồn theo thời gian. Chính vì thế, chúng ta luôn cố gắng không ngừng để có thể thay đổi được vòng tròn Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Cho đến ngày nay, các công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực chống lão hóa đã phát triển ở một tầm cao mới, giúp con người dễ dàng hơn trong việc chạm đến cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thanh xuân. Nổi bật trong ngành Y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là phương pháp tiềm năng giúp con người chống lão hóa hiệu quả. Vậy tế bào gốc có thể giúp cơ thể con người khỏe bên trong, đẹp bên ngoài như thế nào? Dưới đây là giải đáp của một chuyên gia tế bào gốc đến đến từ Nhật Bản là TS. Yoji Kishi về cách chống lão hóa giúp khỏe bên trong, đẹp bên ngoài từ tế bào gốc, mà một trong những nước tiên phong ứng dụng đó chính là Nhật Bản.
Vì sao Nhật Bản được xếp hạng là quốc gia có tuổi thọ cao nhất hiện nay?
Người Nhật thường được biết đến với tuổi thọ rất cao và cơ thể khỏe mạnh. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến điều này. Cụ thể là người Nhật Bản có chế độ ăn uống tốt và một lối sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế. Chính phủ Nhật Bản luôn đầu tư rất lớn vào việc cải tiến các phương pháp chữa trị, đem đến cho người dân cơ hội tiếp xúc với thành tựu hàng đầu nhân loại. Chính vì được chăm sóc sức khỏe toàn diện mà người Nhật có một cơ thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ vô cùng cao.
Được biết Nhật Bản cũng là nước tiên phong ứng dụng công nghệ tế bào gốc. Vậy, tế bào gốc có công dụng làm nhan sắc trẻ trung hay không?
Việc ứng dụng tế bào gốc trong vấn đề thẩm mỹ ngày nay được rất nhiều người quan tâm. Tế bào gốc có rất nhiều tiềm năng điều trị và trong đó tiêu biểu là đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa và cải thiện làn da. Tế bào gốc có một đặc điểm đặc biệt gọi là “homing”. Homing ở đây ở có nghĩa là về nhà. Khi tế bào gốc đi vào cơ thể, chúng sẽ đi về những vị trí bị tổn thương hay lão hóa để tái tạo, sửa chữa. Do vậy, với những trường hợp làn da bị lão hóa, những tế bào gốc này sẽ “homing” đến những vị trí đang bị tổn thương và cải thiện nó, từ đó góp phần làm chậm quá trình lão hóa, giúp da trở nên đẹp hơn.
Bên cạnh đó, xét ở góc độ sinh học, tế bào gốc có khả năng tiết ra loại chất có tác dụng kích thích sản xuất collagen và elastin, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, quyết định đến vẻ đẹp và sự tươi trẻ của làn da.
Như vậy ta có thể hiểu là tế bào gốc đi vào cơ thể càng nhiều thì khả năng tiết ra loại chất này càng lớn, như vậy số lượng collagen và elastin được tạo ra càng cao, làn da càng giữ được độ tươi trẻ và sự đàn hồi.
Trước nay, những loại thuốc có công dụng tăng cường sức khỏe thì thường không có công dụng làm đẹp và ngược lại. Tại sao tế bào gốc lại có khả năng làm được cả hai điều này?
Theo TS. Yoji Kishi, chúng ta cần phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất của tế bào gốc để giải đáp được câu hỏi này. Tế bào gốc có hai cơ chế quan trọng đó là khả năng tăng sinh liên tục, hay còn hiểu nôm na là từ một tế bào chúng có thể tự sao chép và thành rất nhiều tế bào giống như nó. Thứ hai, tế bào gốc có khả năng biệt hóa, hiểu đơn giản là khả năng trở thành các loại tế bào có chức năng trong cơ thể như tế bào da, tế bào cơ, tế bào thần kinh. Chính nhờ 2 đặc điểm này mà tế bào gốc được ví như một kho báu, một chìa khóa vạn năng giúp cải thiện nhan sắc và sức khỏe con người.
Một điều cần lưu ý là tế bào gốc không thể đạt được điều này khi chỉ ở trong cơ thể con người. Khi ở trong cơ thể, tế bào gốc sẽ ở mãi vị trí như vậy và mất dần đi theo thời gian do cơ thể bị lão hóa. Còn khi lấy chúng ra ngoài, đưa vào trong một môi trường phù hợp để nuôi cấy, hoạt hóa thì tế bào gốc có thể trở thành nhiều tế bào chức năng đặc biệt.
Với khả năng làm đẹp và tăng cường sức khỏe, tế bào gốc đang được kỳ vọng rất lớn trong việc đẩy lùi lão hóa ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể. Các quốc gia phát triển đã đầu tư rất nhiều tiền bạc để nghiên cứu các chỉ số, dấu hiệu để tầm soát sự lão hóa hay làm chậm quá trình lão hóa bằng tế bào gốc.
Một quy trình điều trị tế bào gốc tại Nhật Bản hiện đang được tiến hành như thế nào?
Hiện nay, tế bào gốc được lấy từ những nguồn mô khác nhau thì cũng sẽ khác nhau về quy trình kỹ thuật tách chiết, nuôi cấy. Tuy nhiên một quy trình nuôi cấy tế bào gốc cơ bản sẽ gồm các bước sau:
Đầu tiên là tiến hành thu cấy mô từ cơ thể. Kiểm tra chất lượng mô kỹ càng để đảm bảo chất lượng tế bào gốc.
Tiếp theo sẽ tiến hành tách chiết tế bào gốc từ những mô này và đưa tế bào vào môi trường nuôi riêng biệt.
Bước 3 tế bào gốc được làm giàu lên. Số lượng tế bào gốc thu nhận sẽ phụ thuộc vào mục đích điều trị. Nếu bệnh nhân cần số lượng lớn tế bào gốc thì chúng sẽ được tiếp tục nuôi thêm trong quy chuẩn an toàn và tiệt trùng trong phòng thí nghiệm.
Bước 4 sẽ tiến hành đánh giá chất lượng và đặc tính tế bào thu nhận được. Nếu chúng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra thì sẽ chuyển đến bước thứ 5 là ứng dụng cho điều trị bằng cách tiêm hay truyền vào người.
Như các bạn đã thấy, tất cả giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình tách chiết và nuôi cấy tế bào gốc đều diễn ra tại phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm phải có đủ điều kiện, cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn phù hợp và hệ thống quản lý được cấp phép từ Bộ Y tế. Có như vậy, sản phẩm tế bào gốc được đưa ra mới đảm bảo an toàn và chất lượng cho điều trị.
Nguồn: Internet