bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Bệnh thoái hóa cột sống và phương pháp phục hồi

Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt, lối sống sai cách mà vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng. Cũng như để lại nhiều biến chứng khó lường khi không điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh thoái hóa cột sống, biết được những triệu chứng sớm của bệnh. Từ đó tìm kiếm phương pháp khắc phục phù hợp, hạn chế những cơn đau nhức kịp thời và tránh nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe về sau.

1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Bệnh thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến.

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến hiện nay

 

2. Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống

Khi tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa các cơ quan trong cơ thể càng mạnh, hệ thống cơ xương khớp cũng không ngoại lệ. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên thì còn rất nhiều nguyên nhân khác nhau cũng có thể khiến cho cột sống bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thường gặp.

– Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống do chấn thương: Những chấn thương trong quá trình vận động, chơi thể thao, sinh hoạt hàng ngày có tác động tới cột sống sẽ khiến cho các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống.

– Yếu tố di truyền: Chứng bệnh thoái hóa cột sống cũng có thể do một vài bệnh lý di truyền gây ra như vẹo cột sống, gai đôi cột sống hoặc hẹp đốt sống.

Khuân vác nặng và sai tư thế gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống

 

– Thói quen xấu: Nếu bạn thường xuyên mắc những thói quen xấu như ngồi gù lưng, gập cổ, ngồi lâu một chỗ không vận động, nằm ngủ gối quá cao thì lâu dần đây sẽ là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh thoái hóa cột sống nhanh hơn.

– Đặc thù của công việc: Công việc trong văn phòng phải ngồi lâu một chỗ, công việc thường xuyên phải mang vác những đồ vật nặng hoặc phụ nữ thường đi giày cao gót nhiều cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.

– Chế độ ăn uống: Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sử dụng những loại đồ uống chứa chất kích thích… Hay không bổ sung đủ những thực phẩm cần thiết cũng sẽ khiến cho cột sống dần bị suy yếu dẫn tới tình trạng thoái hóa.

3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Đau lưng là triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống

 

Triệu chứng chung của bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng cứng cơ lưng, đau nhức cổ, vai gáy (thường xảy ra buổi sáng sớm), đau cột sống âm ỉ ( thường đau khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi), yếu hoặc tê bì chân tay ( ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống).

Thông thường vị trí khác nhau sẽ có triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Có 2 vị trí của bệnh thoái hóa cột sống nhiều người mắc là vùng cổ và vùng thắt lưng.

3.1. Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

– Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần.

– Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.

– Khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng, những cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.

– Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.

Chóng mặt cũng có thể là một trong các triệu chứng của thoái hóa cột sống

 

3.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

– Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay.

– Tình trạng tê, yếu liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay.

– Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt ( nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2)

4. Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

4.1. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

– Biến dạng cột sống: Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể làm việc hoặc vận động bình thường. Thay vào đó, họ phải đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài, điều này khiến cột sống thắt lưng bị biến dạng (gù, vẹo, cong), ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.

– Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ bại liệt.

– Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau bầu ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương.

4.2. Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

– Mất ngủ: Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.

– Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa có thể cản trở lưu thông máu tới não, từ đó gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn.

– Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh, người bệnh có thể bị tê liệt một hoặc hai bên cánh tay. Dần dần, các bộ phận bị thoái hóa chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây mất kiểm soát vận động, khiến cơ thể teo cơ hoặc bại liệt.

– Hội chứng cổ – tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim. Kết quả là xuất hiện các cơn đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.

5. Giải pháp khắc phục bệnh thoái hóa cột sống

Điều trị cơ xương khớp bằng phương pháp không phẫu thuật đang được chú trọng

 

Bệnh thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, tàn phế hoặc mất khả năng đi lại được xem là biến chứng nghiêm trọng của bệnh thoái hóa đốt sống.

Để giải quyết cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra, hiện nay có một vài phương pháp được áp dụng như sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi, ghép sụn, thay khớp. Tuy nhiên trên thực tế những ảnh hưởng tiêu cực đã xảy ra khi áp dụng các phương pháp này. Chẳng hạn khi sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến xương. Hay phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn biến chứng khi thực hiện ở các cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém và gây tâm lý đau đớn cho người bệnh.

Trước những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc hay biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật. Hiện nay trên thế giới đã có giải pháp phục hồi cơ xương khớp hoàn toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật, nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, thực hiện chức năng sửa chữa, tái tạo và thay thế, xây dựng lại các mô lành mạnh, tái tạo lại các lớp sụn, giải quyết nhanh chóng cơn đau hiệu quả .

Để được tư vấn thêm về liệu pháp phục hồi cơ xương khớp, hãy liên hệ theo thông tin dưới đây để các chuyên viên gọi lại sớm cho bạn

Tin liên quan

Giống như những cơ quan khác trên cơ thể, mái tóc của chúng ta cũng …

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Quốc …

Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ CKI Thái Long tại Bệnh viện Quốc …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.