bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Bệnh loãng xương căn bệnh diễn biến âm thầm với hậu quả nặng nề

Loãng xương là một trong những căn bệnh cơ xương khớp nguy hiểm có khả năng gây ra tình trạng bại liệt. Hậu quả nặng nề của bệnh điển hình như gãy xương, nứt xương, lún đốt sống,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tại Việt Nam, loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Điều nguy hiểm là loãng xương diễn biến rất âm thầm và người bệnh chỉ biết mình bệnh khi đã gặp các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về căn bệnh này, những diễn tiến của bệnh, từ đó tìm kiếm giải pháp điều trị kịp thời.

1. Loãng xương là gì?

 

benh-loang-xuong-can-benh-dien-bien-am-tham-voi-hau-qua-nang-ne-1
Mật độ xương ở người bình thường và người bị loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.  

2. Phân loại loãng xương

Loãng xương được chia làm 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát

2.1. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương. Loãng xương nguyên phát gồm loãng xương sau mãn kinh và loãng xương tuổi già.

– Loãng xương sau mãn kinh (còn gọi là loãng xương tuýp 1): Do giảm nội tiết tố estrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles. 

– Loãng xương tuổi già (còn gọi là loãng xương tuýp 2): Loại loãng xương liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương, thường xuất hiện ở nam và nữ trên 70. Đặc điểm của loại LX này là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Thường là bệnh nhân hay bị gãy cổ xương đùi. Cơ chế gây LX là do tình trạng giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.

2.2. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát là loại loãng xương liên quan đến một số bệnh mạn tính như:

 – Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.

 – Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống.

 – Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi.

 – Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt…

 – Bệnh ung thư: Kahler…

 – Những trường hợp sử dụng heparin, corticoid, dùng lợi tiểu kéo dài…

3. Diễn biến âm thầm của bệnh loãng xương

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương là: 

– Đau quanh cột sống, có thể lang sang một hoặc hai bên mạn sườn, khi thay đổi tư thế có thể gây đau, giật cơ. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm yên.

– Hình dáng cơ thể bị thay đổi, lưng bị gù, chiều cao bị giảm so với lúc trẻ.

– Mỏi dọc các xương dài, cảm giác đau như châm chích toàn thân, đau nhức các đầu xương, khi về đêm cường độ đau tăng, nghỉ ngơi không hết.

– Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi. 

Bệnh loãng xương thường diễn biến một cách âm thầm. Người bệnh thường không biết mình bị loãng xương cho đến khi gặp các biến chứng như gãy xương, nẹp xương. Vì thế ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ loãng xương thì bạn nên đi khám ngay. Nếu có điều kiện hãy tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.

4. Hậu quả của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương nếu không phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị sai phương pháp  có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nguy hiểm của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương.

benh-loang-xuong-can-benh-dien-bien-am-tham-voi-hau-qua-nang-ne-3
Bệnh loãng xương nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây ra biến chứng nặng nề

Do xương cột sống, xương đùi, xương cẳng chân, cẳng tay, cánh tay là những xương chịu lực và chịu tác động nhiều cơ thể, nên khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng . Gãy khớp háng, cổ xương đùi, cổ tay là những bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi.

Theo thống kê, 75% trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi có nguyên nhân do loãng xương. Gãy xương gây biến dạng cơ thể, đau đớn, mất khả năng vận động, giảm tuổi thọ, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo ước tính, khi bị gãy xương đùi thì nguy cơ gãy xương kế tiếp sẽ tăng 2.5 lần, 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong sau một năm, 60% bệnh nhân bị gãy xương bị hạn chế vận động, 40% bệnh nhân không thể đi lại và phải sống lệ thuộc người khác.

Ngoài ra, bệnh loãng xương còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Bên cạnh đó còn  tăng nguy cơ mắc biến chứng hô hấp, biến chứng tim mạch, viêm phổi,… do phải bất động vì nứt xương, gãy xương hay do thường xuyên nhập viện điều trị.

Giải pháp điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh loãng xương

Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đủ canxi và vitamin D (từ các thực phẩm nhiều canxi như cá, tôm, cua, sữa và các chế phẩm từ sữa…). Theo nghiên cứu, nhu cầu canxi của trẻ em dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày, trẻ trên 15 tuổi người lớn là 1000mg/ngày và ở người trên 50 tuổi là 1200 mg/ngày. 

Thường xuyên vận động, tập luyện thể lực phù hợp để duy trì hệ xương khỏe mạnh, cơ bắp dẻo dai, tăng cường sức mạnh các hệ cơ quan như hô hấp, tim mạch. Đối với người cao tuổi nên đề phòng té ngã, việc tập luyện thể lực ở mức vừa phải không nên quá sức. Cần chú ý bỏ hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, không hút thuốc lá.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ loãng xương cần đi khám bệnh ngay để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị, là việc lạm dụng thuốc Corticoid vì có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm tình trạng loãng xương thêm nặng và khó kiểm soát. 

Ngoài ra, với sự tiến bộ của ngành Y học thì ngày nay, việc đẩy lùi bệnh loãng xương đã trở nên dễ dàng hơn, mang đến hiệu quả vượt trội hơn và duy trì trong thời gian dài. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn, mang lại hiệu quả điều trị khả quan cho người bệnh loãng xương, hoàn toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật. 

 

Tin liên quan

Bệnh lý cột sống là một nhóm bệnh liên quan đến cột sống rất thường …

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho …

Đau cổ vai gáy là bệnh lý xuất hiện phổ biến, đặc biệt ở nhóm …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.