bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Liệu pháp tế bào gốc phòng ngừa bệnh cơ xương khớp

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Nhưng theo thời gian, do thói quen sinh hoạt và nhiều nguyên nhân mà hệ thống xương khớp sẽ bị lão hóa theo thời gian. Gây ra những cơn đau nhức, làm hạn chế khả năng vận động và thậm chí là gây tàn phế. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh một cách nghiêm trọng.

Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và có những phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp hiệu quả vượt trội không cần dùng thuốc, không phẫu thuật. Giúp nhiều người có cuộc sống khỏe mạnh ở tuổi trung niên. Cùng tìm hiểu kĩ hơn bài viết dưới đây để nhận biết các dấu hiệu của bệnh cơ xương khớp, từ đó tìm được cách điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bệnh cơ xương khớp hạn chế khả năng vận động, âm thầm tàn phá sức khỏe

1. Bệnh cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp. Thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương,…

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển. Kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

2. Vai trò của hệ thống cơ xương khớp đối với cơ thể

Hệ thống cơ xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể

 

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Cơ quan nội tạng chúng ta được bảo vệ và nâng đỡ bởi một bộ khung xương vững chắc. Mọi hoạt động, đi đứng, chạy, nhảy là nhờ bộ khung xương này và đặc biệt rất linh hoạt nhờ các khớp, là nơi tiếp nối giữa các xương kế cận.

Khớp là nơi hai đầu xương khác nhau gặp nhau. Khớp làm cho hệ thống xương linh hoạt hơn và có nhiều động tác đa dạng hơn. Ở mỗi khớp, hai đầu xương được nối với nhau bằng hệ thống dây chằng. Cơ cũng rất cần thiết cho quá trình vận động. Cơ là những thớ thịt co giãn làm xương vận động theo. Phối hợp với nhau, cơ xương và khớp, cũng không quên kể đến các gân cơ, dây chằng và các sụn khớp, tạo ra những hoạt động cơ bản cũng như các hoạt động phức tạp, mang tính khéo léo hàng ngày.

3. Một số căn bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay

Tuổi tác càng cao, chúng ta càng dễ mắc bệnh cơ xương khớp

Các bệnh lý bộ máy vận động rất phong phú đa dạng với 200 bệnh khác nhau. Các bệnh cơ xương khớp được chia làm hai nhóm:

– Thứ là nhóm có chấn thương bao gồm chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…

– Thứ hai là nhóm không chấn thương, bao gồm rất nhiều loại bệnh lý xương khớp như:

+ Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ và viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp)
+ Bệnh khớp tinh thể như bệnh gút; bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng)
+ Bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do vi-rút, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm, thấp khớp cấp)
+ Bệnh xương khớp không do viêm (loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương); các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch)

Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh cơ xương khớp phổ biến

+ Các bệnh lý cơ xương khớp khác (u xương nguyên phát, ung thư di căn xương).

4. Những nguyên nhân gây nên bệnh cơ xương khớp

Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp có thể đến từ tuổi tác

Bệnh cơ xương khớp có thể gặp ở nam và nữ và ở người già lẫn người trẻ. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp đó là:

– Quy luật lão hóa: Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.

– Giới tính và hormon: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh nhiều hơn nam như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi một số bệnh khác có xu hướng mắc nhiều hơn ở nam giới như gút, nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

– Các yếu tố di truyền bẩm sinh: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

– Yếu tố về cân nặng: Bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

– Đặc thù công việc: Một số ngành nghề có công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hay viêm gân. Tư thế sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, gây gù vẹo cột sống, đau do co cứng cơ.

5. Những biến chứng của bệnh cơ xương khớp

Ngồi xe lăn vì bệnh cơ xương khớp

 

Nhiều người nghĩ rằng bệnh cơ xương khớp chỉ xảy ra với những người lớn tuổi. Nhưng với lối sống hiện đại, thiếu lành mạnh, ít vận động hiện nay mà căn bệnh này có thể gặp ở cả người trẻ tuổi. Việc chủ quan không điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Chẳng hạn như hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương.

Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 – 15%).

6. Phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp

Bệnh xương khớp khi được điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tăng tỉ lệ phục hồi và giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Hiện nay, để giải quyết cơn đau khớp, có một vài phương pháp được áp dụng như sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi, ghép sụn, thay khớp, ứng dụng công nghệ Tế bào gốc. 

Y học hiện đại ngày nay mang đến sự đa dạng trong điều trị cơ xương khớp

*Điều trị bằng thuốc 

Ưu điểm: 

– Tiện lợi, dễ sử dụng

– Chi phí vừa phải 

– Việc điều trị càng sớm sẽ càng có hiệu quả và giúp giảm nguy cơ tổn thương khớp và xương ở mức độ nhẹ. 

Nhược điểm

– Đối với trường hợp bị tổn thương khớp nặng điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao, có thể có tác dụng trong thời gian đầu nhưng sau đó tái lại với mức độ nặng  hơn. 

– Dễ gây nên tác dụng phụ khi sử dụng nhiều: ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số cơ quan như bao tử

– Một số thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) cũng có tác dụng giúp giảm sưng, đau và cứng khớp. Tuy nhiên, thuốc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch. 

*Điều trị bằng phẫu thuật 

Ưu điểm:

Giúp giảm bớt cơn đau, làm giảm phần nào tiến triển của bệnh

Nhược điểm:

– Tạo tâm lý đau đớn cho người bệnh, là những người sợ can thiệp dao kéo 

– Dễ gây ra biến chứng, có thể gây đau dữ dội, là khi thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém.

7. Liệu pháp tế bào gốc phòng ngừa bệnh cơ xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật 

Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn, không dùng thuốc, không phẫu thuật,  mang lại hiệu quả điều trị khả quan cho người bệnh cơ xương khớp, giúp giảm nguy cơ thay khớp nhân tạo. 

Qua việc thay thế những tế bào chết hay bị tổn thương bằng những tế bào mới và trẻ trung trong khắp cơ thể, liệu pháp tế bào gốc không những cung cấp tế bào để phục hồi cơ xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp chúng ta giữ gìn tuổi thanh xuân. 

Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc đã được ứng dụng thành công trên nhiều đất nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức. Để các tế bào gốc này khi vào cơ thể phát huy hiệu quả trong việc chữa lành, phục hồi và tái tạo vị trí bị tổn thương thì chúng cần phải được nuôi cấy và bảo quản đúng tiêu chuẩn trong môi trường đạt chuẩn.  

Theo Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, GMP giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

GMP (Good Manufacturing Practices) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

Để được chứng nhận GMP WHO, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế phải đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt nhân sự, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng, quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm. 

Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là bệnh viện quốc tế tiên phong trong chống lão hóa và phòng bệnh, trong đó có việc giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh cơ xương khớp, chặn đứng sự tiến triển của chúng đến tình trạng nặng hơn bằng liệu pháp tế bào gốc. Với thế mạnh sở hữu phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO, đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh cơ xương khớp an toàn, hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về liệu pháp tế bào gốc, hãy liên hệ theo thông dưới đây để được tư vấn sớm.

Chủ đề:bệnh cơ xương khớp, Điều trị cơ xương khớp, Liệu pháp tế bào gốc

Tin liên quan

Đau đầu, căng thẳng, mất ngủ là tình trạng không hiếm gặp trong xã hội …

Trong suy nghĩ của nhiều người, đau khớp gối là vấn đề chỉ gặp ở …

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp không chỉ ở …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.