Testosterone là hormone ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe khác nhau, không chỉ có chức năng tình dục mà còn bao gồm cả nguy cơ về bệnh tật. Testosterone ở nam giới có thể giảm dần theo thời gian và là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, testosterone thấp không chỉ là vấn đề xảy ra ở nhóm đàn ông lớn tuổi mà những người trẻ hơn cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vậy đâu là cách tăng testosterone nam tự nhiên?
Trong bài viết này, Bệnh viện Quốc tế DNA sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn kể trên. Đồng thời, giúp bạn hiểu hơn về hormone testosterone cũng như những ảnh hưởng khi thiếu hụt loại hormone này đối với sức khỏe nam giới.
Testosterone là gì? Tại sao testosterone lại quan trọng với sức khỏe nam giới?
Testosterone là một loại hormone sinh dục nam được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận. Testosterone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nam giới vì:
- Testosterone đã được sản xuất bởi tinh hoàn ngay từ giai đoạn bé trai còn trong bụng mẹ, cụ thể là vào khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ. Lúc này, testosterone có vai trò kích thích sự phát triển các cơ quan sinh sản bên trong lẫn bên ngoài của em bé.
- Khi bước vào tuổi dậy thì, testosterone tăng cao chịu trách nhiệm cho sự phát triển các đặc tính của nam giới như kích thích lông và râu phát triển; tăng chiều cao; phát triển bộ phận sinh dục, tuyến tiền liệt; tăng ham muốn tình dục
- Trong suốt thời kỳ trưởng thành, việc duy trì nồng độ testosterone ở mức ổn định, cân bằng cho nam giới là rất quan trọng vì testosterone còn có vai trò đảm bảo cơ xương của bạn khỏe mạnh, rắn chắc; tăng kích thước và sức mạnh cho cơ bắp; báo hiệu sản xuất hồng cầu, tinh trùng; đảm bảo chức năng sinh lý; phân phối chất béo, giảm mỡ thừa…
Thiếu hụt testosterone ở nam giới có thể dẫn đến những vấn đề gì?
Nhìn chung, nếu thiếu hụt testosterone ở nam giới thì tình trạng này có thể gây ra triệu chứng hoặc không. Một số trường hợp nam giới có testosterone thấp đôi khi có thể nhận thấy một số triệu chứng sau đây:
- Mất ngủ, mệt mỏi
- Giảm cơ tăng mỡ
- Khó tập trung và ghi nhớ
- Giảm sức mạnh và sức bền
- Loãng xương
- Giảm ham muốn tình dục
- Rụng lông hoặc ít lông
- Bốc hỏa
- Rối loạn cương dương
- Teo tinh hoàn
Trong một số trường hợp, nam giới có mức testosterone quá thấp có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với cơ thể. Đối với sức khỏe sinh sản, thiếu hụt testosterone ở nam có thể khiến số lượng tinh trùng giảm sút hoặc không có tinh trùng dẫn đến vô sinh. Bên cạnh đó, nam giới có ít testosterone có thể ảnh hưởng đến mật độ xương, khi xương trở nên yếu đi thì nguy cơ bị thương, gãy xương cũng cao hơn đáng kể. Thậm chí, một số nghiên cứu cũng cho thấy ở người thiếu hụt testosterone thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch hoặc nguyên nhân nào khác cũng sẽ cao hơn.
Cách tăng testosterone nam tự nhiên
Tình trạng thiếu hụt testosterone có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể lẫn sức khỏe sinh sản của nam giới, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, việc cải thiện nồng độ hormone này là rất quan trọng. Nếu muốn tăng testosterone nam một cách tự nhiên và hiệu quả thì bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây.
Cải thiện chế độ ăn
Những gì bạn ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone testosterone. Thêm vào đó, dù ăn kiêng liên tục hoặc ăn quá nhiều thì cũng có thể gây cản trở testosterone của bạn. Vì vậy, lời khuyên là bạn nên ăn uống điều độ và cân bằng, cụ thể:
- Cần ăn đủ thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, cá…
- Ăn đủ thực phẩm chứa carbohydrate như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt…
- Ăn vừa phải các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, cá thu, bơ, các loại hạt…
Nếu chế độ ăn uống hàng ngày có thể cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate thì sẽ giúp ích cho việc tối ưu nồng độ hormone testosterone và tăng cường sức khỏe.
Vận động, tập thể dục thường xuyên
Vận động hoặc các bài tập thể dục nói chung có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Không những vậy, tập thể dục thể thao còn góp phần vào việc tăng testosterone ở nam giới một cách tự nhiên. Tùy thuộc vào loại bài tập, cường độ tập luyện mà sự tác động lên mức testosterone có thể khác nhau.
Dù bạn chọn bài tập giúp đốt cháy nhiều calo như tập cardio hay các bài tập rèn luyện sức mạnh đều có thể giúp bạn xây dựng lại cơ bắp bạn đã mất do testosterone thấp. Điều quan trọng là bạn cần chọn được bài tập phù hợp và duy trì tập luyện thường xuyên để tăng testosterone cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngủ đủ giấc
Quá trình giải phóng testosterone thường diễn ra khi bạn ngủ. Điều này có nghĩa là thời gian và chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến nồng độ testosterone. Các nghiên cứu cũng cho thấy ngủ ít hơn 8 tiếng có liên quan đến testosterone thấp ở nam giới. Trên thực tế, nhiều người đàn ông cảm thấy ổn khi ngủ 4, 5 tiếng một ngày nhưng không biết rằng thời gian ngủ ngắn vẫn đang ảnh hưởng xấu đến mức testosterone. Vì vậy, lời khuyên là bạn vẫn nên ngủ đủ ít nhất 7 tiếng một ngày vào ban đêm để đảm bảo duy trì testosterone ổn định nhé.
Kiểm soát căng thẳng
Cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone gọi là cortisol khi bạn cảm thấy căng thẳng. Đây là hormone giúp bạn phản ứng với căng thẳng, sau đó sẽ giảm đi và cơ thể bạn trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng mãn tính và cơ thể sản xuất cortisol thường xuyên có thể làm giảm đi mức testosterone.
Do đó, đối với nhu cầu duy trì hormone testosterone thì việc ngăn chặn và kiểm soát căng thẳng là rất quan trọng. Lời khuyên là bạn nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc hoặc làm những điều khiến bạn cảm thấy thư giãn… để tránh căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến testosterone.
Hạn chế thức uống chứa cồn
Mối quan hệ giữa rượu và testosterone rất phức tạp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều bia rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Thậm chí, nồng độ testosterone có thể giảm đi một cách nhanh chóng chỉ trong 30 phút sau khi bạn uống rượu. Sử dụng nhiều rượu cũng có thể gây giảm chức năng tinh hoàn và teo tinh hoàn. Vì vậy, bạn nên tránh lạm dụng bia rượu, hạn chế tối đa việc dung nạp các đồ uống có cồn.
Bổ sung vitamin D
Thiếu hụt vitamin D là tình trạng phổ biến nhưng lại ít người chú ý đến. Trong khi đó, nồng độ vitamin D thấp được phát hiện là cũng có thể liên quan đến nồng độ testosterone thấp. Theo đó, một nghiên cứu ở 102 người đàn ông thiếu hụt vitamin D cho thấy việc việc bổ sung vitamin D đã làm tăng nồng độ testosterone.
Do đó, bạn nên ưu tiên bổ sung đầy đủ vitamin D bằng cách dành thời gian tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng hoặc bổ sung vitamin D3 theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Sử dụng viên uống bổ sung
Mặc dù lợi ích tiềm năng của việc dùng viên uống bổ sung vẫn còn nhiều tranh luận nhưng một số chất bổ sung nhất định vẫn hữu ích trong việc hỗ trợ tăng testosterone, chẳng hạn như bổ sung:
- Kẽm: 25-50 mcg mỗi ngày
- Quercetin: 400 mcg mỗi ngày
- DHEA: 25-50 mcg mỗi ngày
Thực hiện các phương pháp giúp tăng hormone
Nếu thiếu hụt hormone testosterone nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và áp dụng liệu pháp thay thế hormone dưới nhiều dạng khác nhau như gel bôi ngoài da, viên ngậm, viên uống, tiêm testosterone vào cơ hoặc tiêm dưới da…
Tuy nhiên, liệu pháp thay thế hormone testosterone không phải là giải pháp lâu dài và không phải người bệnh nào cũng phù hợp với liệu pháp này. Vì vậy, để tăng testosterone một cách an toàn và bền vững hơn, liệu pháp cân bằng hormone DHT có thể là lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất đối với hầu hết nam giới gặp vấn đề về thiếu hụt testosterone.
DHT là liệu pháp chuyên biệt được đội ngũ chuyên gia tại Bệnh viện Quốc tế DNA đặc biệt xây dựng nhằm mang đến những lợi ích trên cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần giúp nam giới tăng mức năng lượng, cải thiện ham muốn tình dục, tăng cơ, ổn định tâm trạng…
Về cơ chế, liệu pháp này được ứng dụng dựa trên việc cân bằng hormone bị suy giảm trong cơ thể, cân bằng nội môi cơ thể, bổ sung các hormone thiếu hụt, tái tạo cơ quan nội tiết từ sâu bên trong để mang đến những lợi ích như:
- Cải thiện tình trạng bốc hỏa, mất ngủ, tâm trạng thất thường
- Ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng
- Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố, đưa hormone về mức cân bằng
- Cải thiện chất lượng trong “chuyện yêu”, giúp mối quan hệ của bạn hạnh phúc và gắn kết hơn
Nếu bạn là nam giới bước vào giai đoạn mãn dục (40-50 tuổi trở đi) hoặc gặp vấn đề sức khỏe do testosterone thấp thì có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Quốc tế DNA, nơi nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng thành công liệu pháp cân bằng hormone DHT trong điều trị suy giảm hormone cho phụ nữ lẫn nam giới. Mỗi khách hàng đến thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cá nhân nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hoặc đặt lịch khám thì hãy nhanh chóng liên hệ với Bệnh viện Quốc tế DNA ngay hôm nay.
Testosterone thấp là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe và sinh lý của nam giới, đặc biệt là khi bạn bước vào tuổi mãn dục. Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục, chăm sóc giấc ngủ… bạn nên tìm hiểu các liệu pháp cân bằng hormone an toàn và hiệu quả, cần chọn nơi có chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm để quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất.
.My.clevelandclinic.org
.Houstonmethodist.org
.Healthline.com
.Va.gov
.Medlineplus.gov