bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Estrogen có vai trò gì với sức khỏe phụ nữ? Phụ nữ thiếu hụt estrogen đáng sợ như thế nào?

Estrogen có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện “tính nữ” về cả những đặc điểm sinh học bên ngoài lẫn khả năng sinh sản bên trong. Nếu thiếu hụt estrogen ở phụ nữ sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Phụ nữ thiếu hụt estrogen đáng sợ như thế nào?

Có lẽ bạn đã nghe nhiều đến nội tiết tố nữ estrogen, thế nhưng thật sự estrogen có vai trò gì đối với sức khỏe phụ nữ? Liệu thiếu hụt estrogen có gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng? Hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò của loại hormone này và những cách giúp cân bằng hormone, giữ nồng độ estrogen ở mức cần thiết qua bài viết dưới đây. 

Estrogen là gì? Estrogen có vai trò gì đối với sức khỏe phụ nữ?

Estrogen là một trong hai nội tiết tố (hormone) sinh dục ở những người có giới tính sinh học nữ, có vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản cùng với hormone progesterone. Sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp (như ngực nở, phát triển hông…), kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh xảy ra một phần là nhờ vào nồng độ estrogen.

Ngoài ra, estrogen cũng đóng vai trò quan trọng trong những hệ thống khác của cơ thể. Do đó, người có giới tính sinh học nam cũng sản xuất estrogen, tất cả mọi người đều có hormone này trong người.

Hoạt động của estrogen

Phần lớn estrogen được tạo ra bởi buồng trứng trong độ tuổi sinh sản, còn lại một ít là do tuyến thượng thận và mô mỡ tiết ra. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sẽ tiết thêm estrogen.

Sau khi được sản sinh, estrogen đi theo dòng máu đến các bộ phận cơ thể cần được thúc đẩy hoạt động. Tại đó, estrogen liên kết với một loại protein được gọi là thụ thể estrogen để phát huy vai trò của nó.

Hormone estrogen có 3 dạng chính là:

  • Estradiol: dạng estrogen phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
  • Estriol: dạng estrogen chính được sản xuất trong quá trình mang thai
  • Estrone: dạng estrogen duy nhất được cơ thể tạo ra sau khi mãn kinh

Vai trò của estrogen đối với sức khỏe phụ nữ

Estrogen góp phần tạo nên sự phát triển hoàn thiện để các bé gái trở thành phụ nữ trưởng thành. Trong quá trình dậy thì, hormone này thúc đẩy sự phát triển của ngực và giúp nữ giới có khả năng sinh sản, đồng thời gây ra những thay đổi đáng chú ý khác:

  • Hình thành lông nách, lông mu
  • Sản xuất axit lactic trong âm đạo
  • Tạo nên kết cấu và độ bóng của da
  • Phát triển mỡ ở một số vị trí nhất định trên cơ thể (như hông, mông)
  • Tăng ham muốn tình dục
estrogen-co-vai-tro-gi (4)
Estrogen thúc đẩy sự phát triển của ngực và giúp nữ giới có khả năng sinh sản

Các chức năng của estrogen trong cơ thể phụ nữ:

DaTăng cường giữ nước trong da/ mô, giúp da luôn mịn màng
Mạch máuLàm giãn mạch máu và hạ huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Hệ thần kinhCải thiện tâm trạng theo chiều hướng tích cực
Chuyển hóa đườngẢnh hưởng tích cực đến nồng độ đường trong máu
PhổiTăng cường chức năng phổi
XươngỨc chế quá trình tiêu xương và thúc đẩy sự hình thành xương
RuộtTăng cường nhu động ruột và thúc đẩy chức năng ruột

Phụ nữ thiếu hụt estrogen sẽ gặp các vấn đề gì?

Phụ nữ thiếu hụt estrogen thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh, trước khi kinh nguyệt mất hoàn toàn (mãn kinh). Khi đó, bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu mãn kinh sớm do nồng độ estrogen thấp như:

  • Bốc hỏa, đỏ bừng, đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng, cảm thấy buồn, lo âu hoặc thất vọng
  • Các mô trở nên mỏng hơn gây ra nhiều thay đổi như da xuất hiện nếp nhăn, nhiễm trùng bàng quang do niêm mạc đường tiết niệu mỏng đi, âm đạo mỏng gây khô và đau khi quan hệ tình dục

Cùng với đó, sự thiếu hụt estrogen cũng làm tăng nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe như:

  • Loãng xương do estrogen giúp duy trì xương chắc khỏe bằng cách ngăn chặn tình trạng mất canxi
  • Bệnh tim vì estrogen có thể làm tăng cholesterol tốt HDL trong máu. Sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên nên hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch
  • Tăng nguy cơ bị viêm khớp, xơ vữa động mạch, rối loạn trí nhớ

Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen do đâu?

Nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ estrogen hạ thấp là do tuổi tác. Theo thời gian, nồng độ estrogen tự nhiên sẽ giảm dần khi bạn lớn tuổi, bước vào giai đoạn mãn kinh. Lúc ấy, dạng estrogen chính trong cơ thể sẽ chuyển từ estradiol (được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng) thành estrone (được sản xuất bởi mô mỡ).

Nếu sự thiếu hụt estrogen không liên quan đến mãn kinh thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Nồng độ estrogen thấp có thể do:

  • Rối loạn ăn uống. Chứng chán ăn hay ăn cuồng ăn có thể khiến cơ thể mất cân bằng về dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự cân bằng nội tiết tố
  • Bệnh tự miễn. Các bệnh tự miễn tấn công vào buồng trứng có khả năng ngăn buồng trứng sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết
  • Các bệnh di truyền. Hội chứng Turner hoặc hội chứng Fragile X (gãy nhiễm sắc thể X) đều gây ra tình trạng estrogen thấp
Nồng độ estrogen tự nhiên sẽ giảm dần khi bạn lớn tuổi
  • Suy buồng trứng nguyên phát (hay mãn kinh sớm). Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất trứng trước 40 tuổi khiến cơ thể trải qua thời kỳ mãn kinh sớm
  • Vô kinh. Khi cơ thể bị căng thẳng hoặc suy dinh dưỡng có thể dẫn đến vô kinh. Từ đó, não bộ không tiết ra đủ hormone kích hoạt quá trình sản xuất estrogen trong buồng trứng. Kết quả khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ngừng lại
  • Các phương pháp điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến buồng trứng. Ví dụ, điều trị ung thư, xạ trị, hóa trị có thể gây tổn thương đến buồng trứng. Chấn thương hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng đều ngăn chặn quá trình tiết estrogen
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến yên. Tuyến yên tiết ra các hormone báo hiệu buồng trứng bắt đầu sản sinh estrogen. Do đó, khi tuyến yên không tiết ra đủ các hormone báo hiệu này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ estrogen

Thiếu hụt estrogen nên làm gì?

Nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện của sự thiếu hụt estrogen, bạn có thể thử áp dụng các cách giúp làm tăng estrogen một cách tự nhiên, bao gồm:

  • Ăn các thực phẩm giúp tăng estrogen. Một số loài thực vật có chứa nhiều nhóm chất có tên gọi là phytoestrogen, hiểu nôm na là estrogen từ thực vật. Khi ăn vào, cơ thể sẽ hấp thu qua quá trình tiêu hóa và nhận diện chúng giống như estrogen. Những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao các phytoestrogen bao gồm trái cây, các ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, vừng, hạt hướng dương), đậu nành, một số loại rau củ (nhất là bông cải xanh, cải xoăn, hành tây, rau chân vịt…).
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất. Một số vitamin và khoáng chất có thể giúp cơ thể sản xuất estrogen và sử dụng estrogen hiệu quả hơn. Bạn hãy cân nhắc bổ sung vitamin B, D, E và boron (khoáng chất giúp hấp thụ testosterone và estrogen).
  • Dùng viên uống bổ sung. Bạn có thể dùng những sản phẩm viên uống bổ sung có tác dụng làm giảm triệu chứng của tình trạng thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Nếu bạn quan tâm về nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra rõ ràng và nghe tư vấn về cách điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị thường thấy cho tình trạng thiếu hụt estrogen, đặc biệt ở thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, là liệu pháp thay thế hormone với thuốc có chứa estrogen hoặc estrogen và progesterone. Các bác sĩ sẽ kê đơn liều thấp nhất để có thể điều trị các triệu chứng nhưng ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra. Lưu ý, sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài (5 năm trở lên) có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, cục máu đông, đau tim và đột quỵ.

Liệu pháp cân bằng hormone, hỗ trợ điều trị thiếu hụt estrogen

Hiện nay, có một giải pháp mới là liệu pháp cân bằng hormone DHT giúp cân bằng nội tiết tố từ bên trong, điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ. Liệu pháp này dựa trên nguyên lý cân bằng hormone bị suy giảm trong cơ thể, cân bằng nội môi, bổ sung các hormone thiếu hụt, tái tạo cơ quan nội tiết từ sâu bên trong để nâng cao sức khỏe và duy trì sự tươi trẻ.

Sau khi thực hiện liệu pháp cân bằng hormone DHT, các chị em sẽ cảm nhận được sự thay đổi từ trong ra ngoài. Không chỉ giảm bớt triệu chứng mãn kinh, cải thiện tâm trạng, giúp ăn ngon, ngủ sâu giấc mà liệu pháp DHT còn tăng sinh collagen, tái tạo năng lượng cho làn da, giúp giữ gìn nét thanh xuân ở phụ nữ.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là đơn vị uy tín, chất lượng để bạn an tâm trải nghiệm liệu pháp cân bằng hormone DHT thật an toàn, hiệu quả. Quá trình thực hiện liệu pháp sẽ được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn với:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm
  • Cá nhân hóa phác đồ trị liệu dựa trên kết quả cân bằng hormone
  • Kết hợp đa mô thức các liệu pháp trong phác đồ, nâng cao hiệu quả điều trị
  • Quy trình điều trị 5T: Tư vấn với bác sĩ – Tầm soát – Tư vấn phác đồ – Tái tạo cân bằng hormone – Theo dõi và chăm sóc tại nhà
  • Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia có nền khoa học tiên tiến, phát triển

Như vậy, sau khi tìm hiểu estrogen có vai trò gì và sự thiếu hụt estrogen dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nào đến chị em phụ nữ thì hy vọng bạn sẽ chủ động tìm kiếm giải pháp để cân bằng hormone ngay từ sớm.

Nguồn tham khảo:

.Clevelandclinic.org

.Endocrine.org

.Cerascreen.co.uk

.Urmc.rochester.edu

.Uclahealth.org 

Chủ đề: , , , ,

Tin liên quan

Estrogen là nhóm hormone được sản xuất bởi buồng trứng, tuyến thượng thận, tế bào …

Rối loạn cương dương là nỗi lo thường thấy ở nam giới độ tuổi trung …

Giảm ham muốn ở nam giới là một vấn đề ngày càng phổ biến nhưng …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.