Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Quốc tế DNA
Đột quỵ là một tổn thương đến não có khả năng gây tử vong cao cho tất cả mọi người và hoàn toàn không báo trước. Tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chìa khóa quan trọng mở ra cơ hội sống khỏe, sống hạnh phúc nhờ chủ động kiểm soát, phát hiện những triệu chứng bất thường, được cho là nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Tầm soát sức khỏe công nghệ cao được tiến hành bởi các máy móc, công nghệ và kỹ thuật hiện đại mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng và an toàn tối đa.
Tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là gì?
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, thường xảy ra một cách đột ngột khi nguồn máu cung cấp đến não bị giảm đáng kể hoặc gián đoạn. Lúc này não không đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, dẫn đến các tế bào não bị chết trong một thời gian ngắn.
Có hai loại đột quỵ chính đó là:
– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Tình trạng tắc nghẽn động mạch do cục máu đông chặn mạch máu nuôi đến não, khiến não không được cung cấp đủ oxy. Cụ thể tắc nghẽn động mạch là tình trạng tích tụ cholesterol (mỡ xấu) trong thành mạch máu. Đây là căn bệnh rất phổ biến về tim mạch, có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao
– Đột quỵ do xuất huyết não: Tình trạng vỡ mạch máu não khiến não bị chảy máu.
Những yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ bao gồm các yếu tố không thay đổi như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và các yếu tố gia tăng nguy cơ đột quỵ như: Cholesterol trong máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, béo phì,…
Biến chứng nặng của đột quỵ là tử vong, hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Tùy theo thời gian người bị đột quỵ được phát hiện, đưa vào bệnh viện và điều trị mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ khác nhau. Các biến chứng thường gặp sau khi bị đột quỵ bao gồm:
– Mất ngôn ngữ, nói ngọng, gặp khó khăn trong giao tiếp
– Bị liệt (1 tay hoặc hết tứ chi)
– Gặp các vấn đề thị giác
– Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,…
– Khả năng vận động yếu, khó cử động tay chân
– Trở thành người thực vật..
Tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là tầm soát các yếu tố nguy cơ hay các nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu não như rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,… Tầm soát sức khỏe công nghệ cao phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ bao gồm các xét nghiệm, chẩn đoán với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Sau khi thực hiện tầm soát sức khỏe, nếu phát hiện người bệnh đang gặp phải các yếu tố nguy cơ hay các vấn đề sức khỏe liên quan, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, cũng như các lời khuyên về chế độ sinh hoạt, ăn uống để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Vì sao phải tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa đột quỵ?
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ từ trung bình đến nặng. Trong đó chỉ có khoảng 14% trường hợp bệnh được đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng”. Nhiều trường hợp đột quỵ đưa đến bệnh viện chậm trễ không thể cứu khỏi hoặc để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Vì thế tầm soát sức khỏe công nghệ cao sẽ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ và cả những bệnh tật khác, từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Những ai nên thực hiện tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa đột quỵ?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, vì thế tất cả mọi người đều nên chủ động tầm soát sức khỏe công nghệ cao để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt là những người gặp phải các vấn đề dưới đây:
– Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ
– Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2-4 lần so với người bình thường.
– Người bị cholesterol cao: Cụ thể là hàm lượng cholesterol xấu (LDL) tăng cao nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ lắng đọng trong thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông máu. Khi các mảng xơ vữa bị bong tróc trong thành mạch sẽ tạo nên cục máu đông. Cục máu đông càng lớn sẽ chèn ép nhiều vào lòng mạch, gây bít tắc, giảm khả năng vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Khi dòng máu lưu thông đến não bị tắc nghẽn sẽ dễ gây nên đột quỵ.
– Người bị cao huyết áp: Cao huyết áp có thể tạo tổn thương cho thành động mạch, tăng hoạt động đông máu, dẫn đến hình thành cục máu đông tăng nguy cơ đột quỵ.
– Người có bệnh lý về tim mạch: Những người mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim,… thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người bình thường.
Tầm soát công nghệ cao phát hiện nguy cơ đột quỵ tại Bệnh viện Quốc tế DNA
Hiểu rõ những yếu tố bất thường tiềm ẩn trong cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra nguy cơ đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bệnh viện Quốc tế DNA mang đến dịch vụ tầm soát công nghệ cao giúp người dân phát hiện sớm các yếu tố bất thường như mạch máu tắc nghẽn, mạch máu bị xơ vữa, mỡ trong máu,… là nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ. Từ đó kịp thời có những giải pháp ngăn chặn trước khi đột quỵ và bệnh tật ập đến.
Bệnh viện Quốc tế DNA chú trọng đầu tư vào hệ thống máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu tầm soát chính xác và an toàn cho sức khỏe khách hàng. Đội ngũ bác sĩ tại DNA là những chuyên gia đầu ngành, có hơn 20 năm kinh nghiệm thực hiện và phân tích kết quả. Bên cạnh đó quy trình tầm soát chuyên nghiệp, kết quả tầm soát được trả nhanh chóng, hầu hết trả kết quả trong ngày, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ tầm soát sức khỏe công nghệ cao phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, liên hệ hotline 19002840 để được tư vấn sớm nhất.