bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Ý nghĩa của các chỉ số mỡ máu trong cơ thể và giải pháp cải thiện mỡ máu cao

Chỉ số mỡ máu là một trong những chỉ số quan trọng của cơ thể. Khi chỉ số mỡ máu quá cao sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, động mạch vành, đột quỵ. Dựa vào các chỉ số mỡ máu trong cơ thể sẽ giúp đánh giá được có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay các bệnh liên quan khác như tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch hay không, từ đó có biện pháp cải thiện và điều trị kịp thời. 

Các chỉ số mỡ máu trong cơ thể và ý nghĩa của chúng

Có 4 chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi xét nghiệm mỡ máu 

Chỉ số Cholesterol toàn phần 

Cholesterol là các chất béo có trong máu và trong các của cơ thể. Chúng đóng vai trò trung tâm cho nhiều phản ứng sinh hóa, tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, là chất cần thiết cho sự sản xuất hormone tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… 

Tuy đóng vai trò quan trọng nhưng nếu cơ thể được cung cấp quá nhiều cholesterol, lượng cholesterol không được sử dụng có thể tích tụ trong mạch máu, thời gian dài sẽ tạo thành các mảng xơ vữa, gây thu hẹp, tắc nghẽn mạch máu, gây nhiều bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Do đó, theo dõi và duy trì ổn định lượng cholesterol, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. 

Cholesterol toàn phần bao gồm tổng HDL (Cholesterol tốt) và  LDL (Cholesterol xấu), Triglyceride

Chỉ số LDL-Cholesterol 

Chỉ số LDL-Cholesterol ((Low density lipoprotein cholesterol) có tên đầy đủ là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp” hay còn gọi là Cholesterol xấu. Nồng độ chất này trong máu tăng cao sẽ gây lắng đọng, tích tụ trên thành động mạch, hình thành mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. 

Giá trị bình thường của LDL-Cholesterol là <130mg/dL, lượng LDL-Cholesterol càng cao so với giá trị bình thường, nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch càng cao. 

Chỉ số HDL-Cholesterol  

Chỉ số HDL-Cholesterol (High density lipoprotein cholesterol) còn gọi là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao” hay Cholesterol tốt vì chúng giúp loại bỏ thu nhặt cholesterol xấu, vận chuyển các cholesterol xấu về gan để xử lý, giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, hạn chế hình thành các xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác. 

Cholesterol HDL chiếm khoảng 1/4 – 1/3 tổng nồng độ cholesterol trong máu. Nếu lượng HDL-Cholesterol >60mg/dL, đây là dấu hiệu tốt đối với sức khỏe tim mạch. Nếu HDL <40mg/dL đây là dấu hiệu không tốt.

Nồng độ Triglyceride

Triglyceride là một chất béo trung tính trong máu. Tăng Triglyceride cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Định lượng Triglyceride giúp bạn đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:

< 100 mg/dL (1,7 mmol/L): Triglyceride ở mức bình thường.

150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L) : Triglyceride ở mức ranh giới cao.

200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): Triglyceride ở mức cao.

> 500 mg/dL (6 mmol/L): Triglyceride ở mức rất cao.

Mối nguy hiểm cho sức khỏe khi mỡ máu tăng cao

Mỡ máu tăng cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Mỡ máu tăng cao gây ra hàng loạt vấn đề cho sức khỏe: ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, đột quỵ não, thậm chí có thể gây tử vong.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch, phần lớn liên quan đến xơ vữa động mạch. Mỡ máu tăng cao còn là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể tắc nghẽn gây ra đột quỵ não. Đã có nhiều thống kê cho thấy, có đến 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu.

Loại bỏ mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ 

Để ngăn ngừa nguy cơ mỡ máu cao, ngay từ bây giờ chúng ta cần nghiêm túc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn các món chiên, xào, nướng, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, kết hợp luyện tập thể dục điều độ, hợp lý,… 

Chủ đề:

Tin liên quan

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.