Với nhiều người, lành thương là một quá trình tự nhiên và thường diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào và với ai cũng như vậy. Có những trường hợp bạn gặp phải vết thương mãn tính với thời gian lành lại khá lâu. Lúc này, bạn cần thăm khám để điều trị sớm bởi nếu để lâu, những vết thương mãn tính này có thể gây đau đớn dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Vết thương mãn tính là gì? Tại sao bạn lại gặp tình trạng vết thương mãn tính? Vết thương mãn tính cần được điều trị ra sao? Mời bạn xem tiếp bài viết bên dưới để có lời giải đáp cho những băn khoăn này nhé!
Vết thương mãn tính là như thế nào?
Vết thương là một dạng thương tổn của cơ thể, xuất hiện khi lớp biểu bì (da) bị rách, cắt, trầy xước, đâm thủng hoặc chấn thương từ một lực tác động mạnh. Thông thường, các vết thương này sẽ tự lành khi thực hiện đúng phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu vết thương không lành sau vài tuần hoặc vài tháng thì được gọi là vết thương lâu lành hay vết thương mãn tính. Vết thương mãn tính có thể xuất phát từ:
- Vết thương do phẫu thuật
- Da bị rách bởi quá nhiều áp lực lên vùng xương (loét do tỳ đè)
- Chấn thương ở bàn chân hoặc cẳng chân do tuần hoàn kém (loét động mạch hoặc tĩnh mạch)
- Vết thương do tuần kém gây ra bởi các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường (loét do tiểu đường)
Tại sao vết thương lại lâu lành?
Tình trạng vết thương lâu lành hiếm khi do một nguyên nhân duy nhất mà thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số “thủ phạm” thường gặp khiến vết thương lâu lành:
Nhiễm trùng: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ dành “sức” để chống lại vi khuẩn có hại thay vì chữa lành. Ngoài ra, khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, chúng cũng sẽ trì hoãn việc lành thương bằng cách sản xuất độc tố và tiêu diệt tế bào.
Các vấn đề về tuần hoàn: Các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao và một số trường hợp khác sẽ gây ra tình trạng tuần hoàn kém trong cơ thể. Việc này sẽ ngăn cản chất dinh dưỡng và oxy đến vết thương cũng như khiến việc loại bỏ vi khuẩn trở nên khó khăn hơn.
Tuổi tác: Người lớn tuổi bị thương thường sẽ khó lành hơn so với người trẻ. Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng thường mắc phải các bệnh lý khiến việc tuần hoàn trong cơ thể trở nên kém đi. Điều này là nguyên nhân khiến quá trình lành thương của cơ thể trở nên chậm lại.
Tổn thương lặp đi lặp lại: Những vết thương bị tổn thương lặp đi lặp lại thường sẽ chậm lành.
Thuốc: Một số loại thuốc bạn sử dụng có thể cản trở phản ứng viêm của cơ thể, từ đó làm chậm quá trình lành thương.
Vết thương mãn tính có thể gặp ở bất cứ ai nhưng nếu bạn thuộc một trong nhóm các đối tượng sau, nguy cơ gặp phải tình trạng vết thương mãn tính sẽ cao hơn:
- Mắc một số bệnh lý mạn tính như tiểu đường hoặc ung thư
- Có hệ miễn dịch suy yếu hoặc các vấn đề về tim mạch
- Có những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống kém, không tập thể dục hoặc hút thuốc
- Phải nằm trên giường trong thời gian dài hoặc ngồi xe lăn
- Có tiền sử loét và đã từng bị vết thương mãn tính
Điều trị vết thương mãn tính như thế nào?
Khi gặp phải tình trạng vết thương mãn tính, lâu lành dù đã chăm sóc đúng cách, tốt nhất bạn nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp. Quá trình khám và điều trị thường bắt đầu bằng việc bác sĩ “thu thập” thông tin bằng cách hỏi về tiền sử bệnh cũng như tình trạng các vết thương trước đây. Nếu cần, bạn có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Dựa vào thông tin bạn chia sẻ và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Các bước điều trị phổ biến thường là:
- Xác định nguyên nhân gây ra vết thương mãn tính như do nhiễm trùng, vệ sinh kém, do vấn đề sức khỏe…
- Băng vết thương và loại bỏ các mô đã bị hoại tử
- Kê toa thuốc kháng sinh và thuốc bôi để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng
- Áp dụng các liệu pháp điều trị tiên tiến để hỗ trợ điều trị vết thương mãn tính, chẳng hạn như liệu pháp Ozone
- Chỉ định một số điều chỉnh về dinh dưỡng và lối sống để thúc đẩy quá trình lành thương
Hiện liệu pháp Ozone là phương pháp hỗ trợ điều trị vết thương mãn tính tiên tiến, hiệu quả, an toàn đang được nhiều cơ sở y tế lớn trên thế giới áp dụng. Đây là phương pháp sử dụng khí ozone (O3) y tế – một dạng của oxy để điều trị các vấn đề sức khỏe. Theo nghiên cứu, phương pháp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể bằng cách kích thích tuần hoàn và cải thiện hô hấp tế bào.
Cụ thể, khi được đưa vào cơ thể, ozone tiếp xúc với máu sẽ giúp hình thành nhiều protein và tế bào hồng cầu hơn. Ngoài ra, thực hiện liệu pháp Ozone còn làm tăng lượng oxy có trong cơ thể. Lượng oxy này có thể đi đến tất cả tế bào, qua đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong tế bào để tạo ra năng lượng, đồng thời đẩy những độc tố ra khỏi tế bào.
Ngoài ra, khi được đưa vào cơ thể, liệu pháp ozone còn kích thích tăng lưu lượng oxy đến các khu vực mục tiêu, giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương và mang đến lợi ích giảm đau. Không những vậy, liệu pháp Ozone còn được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những khu vực dễ bị viêm.
Với những lợi ích kể trên, liệu pháp ozone hiện đã trở thành một phương pháp điều trị ngày càng phổ biến và được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm viêm. Không những vậy, đây còn là một giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn cho các phương pháp điều trị như phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Trong một số trường hợp, liệu pháp Ozone còn được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Đặc biệt, phương pháp này còn tốt cho người bị tiểu đường, giúp giảm biến chứng loét tay, chân nhờ tăng oxy trong máu nuôi đến các chi, tăng cường lưu thông máu.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là đơn vị tiêu biểu trong việc áp dụng các liệu pháp điều trị mới, tiên tiến trong điều trị và phòng ngừa bệnh, nổi bật là liệu pháp Ozone. Do đó, nếu đang bị vết thương mãn tính và muốn tham khảo liệu pháp Ozone có hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả không thì hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Quốc tế DNA để được tư vấn. Khi đến thăm khám, bạn sẽ:
– Tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu hơn về tiền sử bệnh
– Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
– Thực hiện điều trị dựa theo phác đồ được cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng của bạn để tối ưu hiệu quả điều trị.
Tóm lại, vết thương mãn tính là tình trạng vết thương lâu lành dù đã được chăm sóc đúng cách. Tình trạng này nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cản trở sinh hoạt hàng ngày. Nếu đang gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Quốc tế DNA ngay hôm nay để đặt lịch và thăm khám nhé!
.Bangkokhospital.com
.Intermountainhealthcare.org
.Westcoastwound.com
.Ncbi.nlm.nih.gov