bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Những điều cần biết về liệu pháp tế bào gốc

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA

Liệu pháp tế bào gốc ngày càng trở nên phổ biến, mang đến một giải pháp không cần phẫu thuật với nhiều hiệu quả vượt trội. Dưới đây là những thông tin cần biết về liệu pháp tế bào gốc để hiểu rõ hơn về liệu pháp tiên tiến này, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân.

Liệu pháp tế bào gốc là gì?

Liệu pháp tế bào gốc là một phương pháp điều trị y học tiên tiến, sử dụng khả năng tái tạo của tế bào gốc để sửa chữa và thay thế các mô bị tổn thương trong cơ thể. Tế bào gốc có đặc điểm đặc biệt là có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, giúp chúng trở thành một công cụ linh hoạt trong y học tái tạo. 

Tế bào gốc (TBG) được sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc trong các thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng trên người là các tế bào gốc trưởng thành như tế bào gốc tạo máu (HSCs) và tế bào gốc trung mô (MSCs) thu từ mô cuống rốn, tuỷ xương, mô mỡ,…

– Liệu pháp TBG tự thân: Tế bào gốc được thu thập từ mô mỡ, tuỷ xương,.. của người bệnh, sau đó được tăng sinh và hoạt hoá, rồi được đưa lại vào cơ thể của chính họ giúp sửa chữa và tái tạo các tế bào, mô và cơ quan bị tổn thương.

– Liệu pháp TBG đồng loại: Tế bào gốc được thu thập từ người hiến tặng như mô mỡ, tuỷ xương, mô cuống rốn,…được tăng sinh, hoạt hoá và lưu trữ tại các Ngân hàng mô và tế bào gốc, sau đó được dùng cho những người có nhu cầu được điều trị bệnh bằng nguồn tế bào gốc này cho mục đích khám, chữa bệnh.

lieu-phap-te-bao-goc (2)
Liệu pháp tế bào gốc sử dụng khả năng tái tạo của tế bào gốc để sửa chữa và thay thế các mô bị tổn thương trong cơ thể

Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi chuyên cung cấp các liệu pháp tế bào gốc tiên tiến để điều trị một loạt các tình trạng mãn tính, chấn thương, thoái hóa và thẩm mỹ da và tóc. Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA có hệ thống phòng LAB đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động trong việc tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ và cung ứng tế bào gốc trung mô phục vụ cho mục đích khám, chữa bệnh.

Cơ chế hoạt động của tế bào gốc 

Khả năng tự làm mới (Self-renewal)

Tế bào gốc có thể phân chia nhiều lần mà không mất đi khả năng đặc trưng của mình, giúp duy trì số lượng tế bào gốc ổn định trong suốt cuộc đời. Trong quá trình này, tế bào gốc tạo ra hai loại tế bào:

  • Tế bào gốc mới: giữ lại khả năng tự làm mới và tiếp tục phân chia.
  • Tế bào biệt hóa: bắt đầu quá trình chuyên biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

Khả năng biệt hóa (Differentiation)

Tế bào gốc có khả năng biến đổi thành các loại tế bào khác nhau của cơ thể, như tế bào da, tế bào cơ, tế bào xương, tế bào thần kinh, v.v. Quá trình biệt hóa được điều khiển bởi các tín hiệu từ môi trường vi mô (niche) của tế bào gốc, bao gồm các yếu tố tăng trưởng, cytokine và các yếu tố ngoại bào khác.

  • Tế bào gốc toàn năng (Totipotent stem cells): có khả năng biệt hóa thành mọi loại tế bào, bao gồm cả tế bào phôi và các mô nhau thai.
  • Tế bào gốc vạn năng (Pluripotent stem cells): có khả năng biệt hóa thành hầu hết các loại tế bào trong cơ thể nhưng không tạo thành tế bào nhau thai.
  • Tế bào gốc đa năng (Multipotent stem cells): chỉ có thể biệt hóa thành các tế bào trong một loại mô cụ thể, như tế bào máu, tế bào xương và nhiều loại tế bào khác.

Tham gia sửa chữa và tái tạo mô (Tissue repair and regeneration)

Khi mô bị tổn thương, tế bào gốc được kích hoạt và di chuyển đến vùng bị tổn thương, nơi chúng có thể thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc chết. Quá trình này bao gồm ba bước chính:

  • Di chuyển (Migration): Tế bào gốc di cư đến vùng bị tổn thương theo tín hiệu từ các yếu tố hóa học do tế bào tổn thương hoặc viêm tiết ra.
  • Biệt hóa (Differentiation): Khi đến vùng bị tổn thương, tế bào gốc bắt đầu biệt hóa thành các loại tế bào cần thiết để thay thế các tế bào đã mất.
  • Tín hiệu cận tiết (Paracrine signaling): Tế bào gốc không chỉ thay thế tế bào bị tổn thương, mà còn tiết ra các yếu tố tăng trưởng, cytokine và exosome để kích thích các quá trình chữa lành tại chỗ, bao gồm tăng sinh tế bào, hình thành mạch máu và giảm viêm.
lieu-phap-te-bao-goc (3)
Minh họa quá trình tiêm tế bào gốc trung mô (MSCs) vào vùng cơ thể để tái tạo mô

Chức năng điều hòa miễn dịch (Immunomodulation)

Một số tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cell, MSC), có khả năng điều hòa hệ miễn dịch, giúp kiểm soát quá trình viêm và thúc đẩy sự lành vết thương. Tế bào gốc có thể ức chế các phản ứng miễn dịch quá mức, ngăn ngừa tình trạng viêm mạn tính hoặc tự miễn dịch. Điều này rất quan trọng trong các liệu pháp điều trị các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus hay các bệnh tự miễn khác.

Tương tác với tế bào vi mô (Niche interaction)

Tế bào gốc không hoạt động một cách độc lập mà tương tác chặt chẽ với các tế bào và yếu tố trong vi môi trường (niche) của chúng. Vi môi trường tế bào gốc cung cấp các tín hiệu quan trọng giúp duy trì trạng thái không biệt hóa của tế bào gốc và kiểm soát quá trình biệt hóa của chúng.

Exosome và yếu tố tăng trưởng (Paracrine effects)

lieu-phap-te-bao-goc (1)
A. Exosome có nguồn gốc từ con đường nội thể; B. Thành phần của exosome [2]
Ngoài việc biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt, tế bào gốc còn tiết ra các exosome và yếu tố tăng trưởng, các túi nhỏ mang protein, RNA và các tín hiệu hóa học, giúp điều chỉnh vi môi trường và kích thích quá trình sửa chữa tế bào ở các mô khác.

Lợi ích của Liệu pháp tế bào gốc là gì?

Dựa vào cơ chế hoạt động của tế bào gốc, liệu pháp tế bào gốc mang lại nhiều lợi ích, khiến nó trở thành phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Một số lợi ích chính bao gồm:

  • Giảm đau: Liệu pháp tế bào gốc có thể làm giảm đáng kể cơn đau bằng cách sửa chữa các mô bị tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào khỏe mạnh. Điều này đặc biệt có lợi cho những người bị các tình trạng đau mãn tính như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.
  • Cải thiện chức năng: Bằng cách thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị thương, liệu pháp tế bào gốc có thể tăng cường chức năng của các vùng bị tổn thương. Bệnh nhân thường cải thiện khả năng vận động hơn sau khi điều trị.
  • Ít xâm lấn: Không giống như các thủ thuật phẫu thuật truyền thống, liệu pháp tế bào gốc ít xâm lấn hơn. Điều này có nghĩa là thời gian phục hồi ngắn hơn, ít đau hơn và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Chữa lành tự nhiên: Liệu pháp tế bào gốc sử dụng cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này không chỉ điều trị các triệu chứng mà còn giải quyết nguyên nhân nguồn gốc của tình trạng bệnh, mang lại kết quả hiệu quả dài lâu hơn.
  • Đa dụng: Liệu pháp tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý.

Những tình trạng nào có thể được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc?

Liệu pháp tế bào gốc đã cho thấy hứa hẹn trong việc điều trị một loạt các tình trạng, bao gồm:

  • Các vấn đề về xương khớp:
    • Viêm xương khớp
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Viêm cột sống dính khớp
    • Chấn thương dây chằng
    • Gãy xương và các khiếm khuyết về xương
  • Các vấn đề về thần kinh:
    • Đa xơ cứng
    • Bệnh Parkinson
    • Alzheimer
    • Bệnh teo cơ thần kinh kéo dài
    • Chấn thương tủy sống
    • Phục hồi sau đột quỵ
  • Các bệnh tự miễn dịch:
    • Lupus
    • Bệnh Crohn
    • Viêm loét đại tràng
  • Các bệnh tim mạch:
    • Bệnh cơ tim
    • Bệnh thiếu máu cục bộ ở tim
    • Bệnh động mạch ngoại biên gây thiếu máu chi
  • Các bệnh về gan, thận, hệ tiêu hóa:
    • Xơ gan
    • Suy giảm chức năng gan
    • Biến chứng sau ghép gan
    • Suy thận mạn tính
    • Bệnh viêm ruột mãn tính
  • Bệnh hô hấp 
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
    • Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)
    • Xơ hóa phổi của trẻ sơ sinh
    • Loạn sản phế quản phổi
  • Bệnh nội tiết – chuyển hóa:
    • Tiểu đường type 1
    • Tiểu đường type 2
    • Biến chứng tiểu đường 
    • Suy giảm nội tiết tố sinh dục
    • Rối loạn cương dương
  • Ứng dụng thẩm mỹ:
    • Phục hồi tóc
    • Trẻ hóa da
    • Các bệnh về da (vảy nến, viêm da cơ địa, sẹo phì đại, bỏng, vết thương hoại tử, xơ cứng bì)
  • Các bệnh khác:
    • Suy giảm chức năng do lão hóa
    • Lão hóa viêm
    • Tự kỷ
    • Bại não
    • Trì hoãn hoạt động 
    • Đột quỵ

Ai nên sử dụng liệu pháp tế bào gốc?

Liệu pháp tế bào phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người:

  • Bị đau mãn tính hoặc gặp các tình trạng thoái hóa
  • Không thấy được sự cải thiện thông qua các phương pháp điều trị thông thường
  • Đang tìm kiếm một giải pháp thay thế ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật
  • Mong muốn nâng cao sức khỏe tổng thể và kéo dài tuổi thọ

Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi điều chỉnh các liệu pháp của mình theo nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân, đảm bảo rằng họ nhận được sự chăm sóc hiệu quả nhất.

Những điều bạn có thể làm tại nhà trước khi sử dụng pháp tế bào gốc?

Trước khi xem xét liệu pháp tế bào gốc, bạn có thể thực hiện một số bước tại nhà để theo dõi tình trạng của mình:

  • Thay đổi lối sống: Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện đáng kể đến sức khỏe tổng thể của bạn.
  • Các biện pháp giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, liệu pháp nóng và lạnh, và các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng.
  • Y học thay thế: Thử các liệu pháp thay thế như châm cứu, trị liệu bằng xoa bóp hoặc chiropractic cũng có thể làm giảm nhẹ cơn đau
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi tìm kiếm các phương pháp điều trị chuyên biệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình để được hướng dẫn và xác định liệu pháp tế bào gốc có phù hợp với bạn không.

Quy trình để sử dụng liệu pháp tế bào gốc tại Bệnh viện Quốc tế DNA

Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi tuân thủ một quy trình toàn diện để xác định liệu bạn có phù hợp cho liệu pháp tế bào gốc hay không:

  • Tư vấn ban đầu: Liệu trình của bạn bắt đầu bằng buổi tư vấn ban đầu với bác sĩ và chuyên gia tư vấn. Trong buổi hẹn này, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thảo luận về tiền sử bệnh, tình trạng hiện tại và mục tiêu điều trị của bạn.
  • Đánh giá chẩn đoán: Từ kết quả thăm khám, bác sĩ tìm hiểu yếu tố tác động đến người bệnh như độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh,.. để tiến hành chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Điều này có thể bao gồm các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và các công cụ chẩn đoán khác.
  • Kế hoạch điều trị cá nhân: Dựa trên những phát hiện từ quá trình đánh giá, các bác sĩ sẽ hội chẩn và phát triển một kế hoạch điều trị cá nhân cho bạn, bao gồm liệu pháp tế bào gốc được khuyến nghị và bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào có thể tăng cường hiệu quả.
  • Thực hiện điều trị: Sau khi kế hoạch điều trị được xác lập, chúng tôi tiến hành liệu pháp tích hợp tế bào gốc theo lịch trình đã được sắp xếp. Đội ngũ các nhân viên y tế và bác sĩ của bệnh viện sẽ đảm bảo quy trình diễn ra thoải mái và hiệu quả nhất có thể.
  • Chăm sóc sau điều trị: Sau điều trị, chúng tôi cung cấp sự chăm sóc theo dõi liên tục để giám sát tiến trình hồi phục của bạn và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho kế hoạch điều trị của bạn. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Chủ đề:Cơ chế hoạt động của tế bào gốc, Liệu pháp tế bào gốc, Tế bào gốc đồng loại, tế bào gốc tự thân

[1] Lee, et al, 2024. Mid-to long-term efficacy and safety of stem cell therapy for acute myocardial infarction: a systematic review and meta-analysis. Stem Cell Research & Therapy, 15(1), p.290. Doi.org/10.3389/fnins.2024.1269577

[2] Kou, M., Huang, L., Yang, J. et al, 2022. Mesenchymal stem cell-derived extracellular vesicles for immunomodulation and regeneration: a next generation therapeutic tool?. Cell Death Dis 13, 580 (2022). Doi.org/10.1038/s41419-022-05034-x

[3] Yen, B. Linju, et al, 2023. “Clinical implications of differential functional capacity between tissue‐specific human mesenchymal stromal/stem cells.” The FEBS Journal 290.11 (2023): 2833-2844. Doi.org/10.1111/febs.16438

[4] Zakrzewski, W., Dobrzyński, M., Szymonowicz, M. et al, 2019. Stem cells: past, present, and future. Stem Cell Res Ther 10, 68. https://doi.org/10.1186/s13287-019-1165-5

[5] Abusalah, et al, 2024. Evolving trends in stem cell therapy: an emerging and promising approach against various diseases. International Journal of Surgery, pp.10-1097. DOI: 10.1097/JS9.0000000000001948

Tin liên quan

Từng bị mất ngủ triền miên và bị hạn chế vận động do hoại tử …

Câu chuyện của cô N.T. Nga (69 tuổi) về hành trình chiến thắng thoái hóa …

Bệnh viện Quốc tế DNA và Viện tế bào gốc – Đại học Khoa học …

.tải lên trên
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.