bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Nguyên nhân trời lạnh đau nhức xương và giải pháp khắc phục

Trời lạnh đau nhức xương là tình trạng thường gặp phải ở những người lớn tuổi. Ngày nay, tình trạng đau nhức xương vào mùa lạnh còn gặp ở độ tuổi trung niên và những người trẻ. Trời lạnh đau nhức xương phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những nguyên nhân đau nhức xương khi trời lạnh và giải pháp khắc phục hiệu quả.

Vì sao trời lạnh đau nhức xương ?

Tình trạng đau nhức xương khớp thường xảy ra khi hệ thống cơ xương khớp bị lão hóa lúc về già, gây ra những cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng, thỉnh thoảng hoặc liên tục tùy tình trạng bệnh mỗi người. Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt và thói quen ăn uống không lành mạnh cũng góp phần đẩy mạnh cơn đau nhức xương khớp.

Nhiều người cho biết cơn đau nhức xương khớp có xu hướng trở nặng và đau dữ dội hơn vào mùa lạnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trời lạnh đau nhức xương là do:

– Máu lưu thông kém: Khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ hạ thấp, lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể trở nên kém hơn bình thường. Lúc này cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh vào da làm cho mạch máu co lại. Khi máu lưu thông kém khiến dịch khớp cũng lưu thông kém đi, ảnh hưởng đến sụn và màng hoạt dịch khớp, gây ra những cơn đau xương khớp.

– Tăng cường co rút cơ: Trong thời tiết lạnh, cơ thể thường cố gắng giữ nhiệt bằng cách co cơ lại. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đau và căng trên cơ bắp và xương.

– Giảm độ ẩm: Môi trường lạnh thường đi kèm với độ ẩm thấp hơn. Điều này có thể làm khô da và mô xung quanh các khớp, gây ra cảm giác đau nhức và cứng nhắc.

– Chấn thương cũ: Các chấn thương cũ hoặc vết thương có thể trở nên nhức nặng hơn khi thời tiết trở lạnh. Việc thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí có thể ảnh hưởng đến khu vực bị tổn thương.

– Tình trạng gút: Gút là một bệnh lý do cường độ axit uric tăng cao trong máu, tạo ra các tinh thể urate gây đau nhức và viêm nhiễm. Mùa lạnh có thể làm tăng khả năng hình thành tinh thể này.

– Khí hậu: Ở những vùng có khí hậu lạnh, đặc biệt là khi có gió lạnh, cảm giác lạnh có thể tăng cường cảm giác đau nhức.

– Bệnh khớp mãn tính: Ở người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm kết hợp với các bệnh lý khớp mãn tính là nguyên nhân gây đau xương khớp vì khớp bị thoái hóa do tuổi tác, khí huyết lưu thông suy giảm.

Trời lạnh nhức xương phải làm sao ?

Trời lạnh đau nhức xương gây cản trở nhiều trong sinh hoạt hằng ngày và trong công việc. Vậy trời lạnh nhức xương phải làm sao?

Một số biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng đau nhức xương vào mùa lạnh bạn có thể tham khảo như:

– Chườm nóng hoặc đắp nóng trong khoảng 20 phút lên vùng đau nhức khớp để làm giảm các cơn đau xương khớp.

– Hạn chế vận động mạnh và tránh va chạm mạnh: Cơn đau nhức khớp có xu hướng đau nhiều hơn vào mùa lạnh khi có những va chạm dù rất bình thường. Bạn nên hạn chế vận động mạnh và va chạm mạnh để tránh bị đau nhức nhiều hơn.

– Trời lạnh đau nhức xương nên ăn uống đủ chất: Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe cơ xương khớp như cá thu, cá ngừ, tôm, cua, các món hầm từ xương ống, đậu phụ, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại trái cây, các loại rau màu xanh đậm, các loại nấm,..

– Uống đủ nước: Chúng ta thường có xu hướng uống ít nước hơn vào mùa lạnh, việc cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ khiến hoạt động của khớp trở nên khó khăn hơn. Vì thế hãy luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể bất kể vào mùa nóng hay mùa lạnh.

– Không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau: Nếu bạn tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau để điều trị cơn đau nhức khớp thì chỉ có thể khắc phục cơn đau tạm thời trong thời gian ngắn, cơn đau sẽ tái trở lại nhanh chóng với mức độ đau nặng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc có thể gặp phải tác dụng phụ như đau bao tử dữ dội, tăng nguy cơ tim mạch,…

Ngoài ra, với sự phát triển trong ngành Y học, ngày nay các cơn đau nhức khớp hoàn toàn có thể được điều trị chấm dứt, đặc biệt là trong giai đoạn sớm. Trong cơ thể của chúng ta có một loại tế bào đặc biệt có khả năng sửa chữa tế bào lỗi, thay thế tế bào lão hóa, biệt hóa thành các tế bào khác nhau trong cơ thể đó là tế bào gốc. Dựa vào cơ chế này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc để điều trị và ngăn ngừa tiến triển của bệnh cơ xương khớp. Khi đưa vào vị trí khớp bị tổn thương, các tế bào gốc sẽ tập trung đến để sửa chữa, biệt hóa thành các tế bào sinh sụn để tái tạo sụn khớp hư tổn, điều hòa máu nuôi dưỡng sụn khớp, giảm viêm, sưng, từ đó giúp tăng cường khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Chủ đề:

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.