bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ?

Bài viết chia sẻ bởi TS.BS CKII Lưu Văn Minh – Trưởng Khoa Nội Ung bướu tại Bệnh viện Quốc tế DNA.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có khả năng bị đột quỵ. Đặc biệt ở những người có sẵn bệnh lý nền, nguy cơ đột quỵ lại càng cao hơn so với người khỏe mạnh. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tự xây dựng được cho mình chiến lược phòng ngừa đột quỵ hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng bản thân, tiếp đến là những người thân trong gia đình?

lam-the-nao-de-phong-ngua-nguy-co-dot-quy-1
Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ?

Theo TS. BS CKII Lưu Văn Minh tại Bệnh viện Quốc tế DNA, bất kỳ bệnh lý nào cũng vậy, nhất là căn bệnh nguy hiểm có để xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào như đột quỵ. Thì việc làm sao để phát hiện sớm, phòng ngừa là cực kỳ quan trọng. Để phòng ngừa đột quỵ chúng ta sẽ có những biện pháp như sau:

Thứ nhất là thực hiện lối sống lành mạnh

Trong việc ăn uống hằng ngày, hãy cố gắng sử dụng khẩu phần ăn một cách khoa học. Cụ thể nên cân đối các chất quan trọng đối với cơ thể: Đầu tiên là chất đạm, trong đó gồm đạm động vật và đạm thực vật. Bạn không nên sử dụng đạm động vật từ các nội tạng, các loại mỡ động vật (thường chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe). Thay vào đó hãy sử dụng đạm từ thực vật (trong các loại ngũ cốc) một cách hợp lý. Trong ngũ cốc cũng có đường, loại ngũ cốc chúng ta hay ăn là gạo, tuy nhiên bạn cũng nên sử dụng một lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe. Trong chế độ ăn uống của mình bạn nên kết hợp thêm với rau xanh, hoa quả.

Tăng cường sự vận động, tập thể dục thường xuyên, hãy chọn một môn thể thao phù hợp và dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập. Việc tăng cường vận động như vậy sẽ giúp tinh thần sảng khoái, khí huyết được lưu thông tốt hơn. Nhất là trong độ tuổi từ 40 trở lên, dù chúng ta ăn ít nhưng cơ thể của chúng ta có xu hướng béo ra. Lúc này việc kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng.

lam-the-nao-de-phong-ngua-nguy-co-dot-quy-3
Tăng cường vận động đều đặn và hợp lý giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Thêm vào đó, thức khuya thường xuyên rất có hại sức khỏe. Hãy hạn chế thức khuya và nên đi ngủ sớm, ngủ theo một khung giờ sinh học nhất định. Đối với nam giới cần hạn chế rượu bia, ngưng từ từ và bỏ hút thuốc lá.

Thứ 2 là hãy kiểm soát huyết áp của mình

Với những người lớn tuổi có bệnh lý nền, nên kiểm soát huyết áp của mình bằng cách đo huyết áp thường xuyên, tốt nhất là nên đo mỗi ngày nếu có máy đo huyết áp tại nhà. Bên cạnh đó là kiểm tra vấn đề tiểu đường, nghĩa là kiểm tra đường huyết của mình. Trong chế độ ăn uống bạn nên hạn chế đồ ăn ngọt, chỉ nên ăn ở mức vừa phải, tránh ăn tinh bột quá nhiều.

lam-the-nao-de-phong-ngua-nguy-co-dot-quy-2
Kiểm soát huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà thường xuyên

Thứ 3 là tầm soát sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần trong đó có khám tầm soát vấn đề đột quỵ

Mỗi năm nên dành thời gian thực hiện tầm soát để kiểm tra các chỉ số sức khỏe trong cơ thể, trong đó có các vấn đề về đột quỵ. Khám tầm soát vấn đề đột quỵ là mang lại hiệu quả rất lớn trong việc giúp chúng ta phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh. Nếu như chúng ta biết trước những yếu tố nguy cơ thì có cách để phòng ngừa chúng một cách tốt nhất, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình an toàn, hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề “Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ”, bạn có thể đến trực tiếp tại Bệnh viện Quốc tế DNA để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết hoặc gọi đến hotline 1900 2840 để gặp chuyên gia và đặt lịch tư vấn.

Chủ đề:

Tin liên quan

Bạn đang lo lắng về việc mỡ máu cao có nguy hiểm không? Hãy đọc …

Mỡ máu cao là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là ở người lớn …

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.