bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Cơ chế miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo chống lại bệnh tật

Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là 2 cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây bệnh bên ngoài, đồng thời giúp phòng ngừa việc tái nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh đó lần tiếp theo. Vậy cụ thể miễn dịch tự nhiên là gì? Miễn dịch nhân tạo là gì? Làm thế nào để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chia sẻ ngay dưới đây.

Các loại miễn dịch của cơ thể

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các mầm bệnh và độc tố, bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Khả năng miễn dịch của cơ thể có được nhờ vai trò của hệ thống miễn dịch. Dựa trên cách hình thành của miễn dịch, các nhà nghiên cứu đã chia miễn dịch thành hai loại đó là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên (hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch không đặc hiệu) là những tế bào hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ. Chúng bao gồm: Tế bào NK – Tế bào tiêu diệt tự nhiên, Macrophage – Đại thực bào, Eosinophil – Bạch cầu ưa axit, Basophil – Bạch cầu ưa kiềm, Neutrophil – Bạch cầu trung tính, và Dendritic – Tế bào tua.

Trong đó tế bào tiêu diệt tự nhiên NK được cho là quan trọng nhất trong hệ miễn dịch tự nhiên giúp hạn chế các giai đoạn đầu của nhiễm virus, đẩy lùi mầm bệnh trước khi hệ miễn dịch đặc hiệu kịp phát huy tác dụng. Đội quân các tế bào tiêu diệt tự nhiên có năng lực “bẩm sinh” giúp nhận ra và tiêu diệt virus hay các mầm bệnh khác như vi khuẩn, tế bào ung thư ngay từ lần chạm trán đầu tiên.

he-mien-dich-tu-nhien
Các thành phần trong hệ miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch nhân tạo (hay còn gọi là miễn dịch thu được, miễn dịch đặc hiệu) là hoạt động miễn dịch được tạo ra sau khi chúng tiếp xúc với mầm bệnh và học được cấu trúc của mầm bệnh. Một phần lực lượng của chúng ở dạng hoạt hóa để tiêu diệt mầm bệnh, một phần lực lượng trở thành các tế bào ghi nhớ miễn dịch để lưu trữ thông tin về mầm bệnh, “đào tạo” các tế bào miễn dịch khác, và cũng sẵn sàng hoạt hóa trở lại để tiêu diệt mầm bệnh nếu sau này có dịp gặp lại mầm bệnh.

he-mien-dich-nhan-tao
Các thành phần trong hệ miễn dịch nhân tạo

Đặc điểm của hai loại miễn dịch trong cơ thể

 Đặc điểm của miễn dịch tự nhiên

+ Tính phổ biến: Miễn dịch tự nhiên có các đội quân bảo vệ xuất hiện ở hầu hết các mô của cơ thể. Chúng sẵn sàng được huy động khi có nhiễm trùng từ cơ thể.

+ Không ghi nhớ miễn dịch: Đội quân của hệ miễn dịch tự nhiên không có trí nhớ miễn dịch. Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể) thì hệ thống miễn dịch sẽ không ghi nhớ. Nếu cơ thể tiếp xúc lại với kháng nguyên đó thì phản ứng của hệ miễn dịch cũng như lần đầu tiên.

Đặc điểm của miễn dịch nhân tạo

+ Phân biệt cấu trúc lạ: Hệ thống miễn dịch nhân tạo nhận diện và phân biệt được các cấu trúc lạ khi phát hiện các yếu tố ngoại lai. Hệ miễn dịch sẽ điều động đội quân miễn dịch phù hợp tiêu diệt các yếu tố lạ này.

+ Ghi nhớ miễn dịch: Sau lần đầu tiên cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ những đặc điểm của chúng. Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên đó lần 2, đáp ứng miễn dịch sẽ xảy ra mạnh hơn và nhanh hơn.

Một số bệnh lý có thể làm suy giảm miễn dịch

Các bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm:
– Bệnh tự miễn (ví dụ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ)
– Dùng steroid
– HIV/AIDS
– Đang hóa trị liệu
– Ung thư

Cách tăng cường hệ miễn dịch bạn có thể thực hiện

Để tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
– Thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục để tăng cường sức khỏe, luôn lạc quan suy nghĩ tích cực.
– Không hút thuốc, không uống rượu, nếu có nên hạn chế ở mức vừa phải.
– Tiêm phòng vắc – xin đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
– Và gần đây, phương pháp Y học tái tạo tiên tiến giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể hiệu quả đó là tăng cường số lượng, chất lượng tế bào miễn dịch, cụ thể là tế bào NK cho cơ thể.

Hai phương pháp tác động đến hệ miễn dịch giúp phòng bệnh hiệu quả

Phương pháp thứ nhất là “tập trận giả” (tiêm vắc xin)

Phương pháp này sử dụng chính virus để chế tạo thành vắc xin. Khi chúng ta đưa vắc xin vào cơ thể là cách “luyện tập” cho hệ miễn dịch nhân tạo, giúp cơ thể học và hiểu về kẻ thù, để chuẩn bị đối phó khi gặp kẻ thù thật sự.

he-mien-dich-nhan-tao
Các nhà khoa học chế tạo vắc xin bằng cách sử dụng chính virus làm nguyên liệu

Phương pháp 2: Tăng cường số lượng và chất lượng tế bào miễn dịch

Dễ dàng thấy rằng, khi cơ thể được bổ sung thêm một đội quân phòng vệ lớn mạnh (phương pháp 2). Việc tiêm vắc xin (phương pháp 1) để cơ thể “tập trận” trở nên có ý nghĩa hơn . Lúc này lực lượng quân đội của bạn đủ lượng và đủ lực, tăng cường sức mạnh nội tại lên gấp nhiều lần.

Liệu pháp miễn dịch tế bào – Giải pháp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật và ung thư

Trong bối cảnh hiện nay, khi ô nhiễm không khí đang ngày càng gia tăng, kèm theo đó là chất lượng thực phẩm không đảm bảo, những thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh theo thời gian không ngừng đe dọa sức khỏe, tính mạng con người. Khi đó, sự xuất hiện của liệu pháp miễn dịch tế bào trở thành cánh cửa hy vọng giúp chúng ta nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Liệu pháp miễn dịch tế bào cung cấp cho cơ thể một lượng lớn tế bào NK. Loại tế bào này có khả năng nhận ra, góp phần tiêu diệt các tế bào bất thường trong cơ thể mà không gây tổn hại đến tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Tế bào NK, viết tắt của “Natural Killer Cells,” là loại tế bào độc đáo có thể giúp hạn chế các giai đoạn đầu của nhiễm virus. Tế bào NK có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân lạ (tế bào lạ, vi khuẩn, virus ) xâm nhập vào cơ thể ngay từ lần đầu tiên chạm mặt, nhờ chứa các thành phần có khả năng tạo ra hoạt tính độc hại. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy tế bào tiêu diệt tự nhiên NK còn có khả năng thực hiện giám sát miễn dịch các khối u.

Tính năng độc đáo này đã khiến tế bào NK đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực điều trị ung thư, nhiễm virus như HIV/AIDS, cũng như trong các bệnh tự miễn và hen suyễn. Được xem là một phương pháp tiên tiến trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Do khi càng lớn tuổi, tế bào NK sẽ suy giảm chức năng và số lượng tế bào NK tinh nhuệ cũng giảm đi nhiều so với lúc còn trẻ, nên bệnh tật và ung thư dễ dàng tấn công hơn vào cơ thể. Khi duy trì được một lực lượng tế bào NK khỏe mạnh tốt và thường xuyên thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật, đặc biệt là phòng ngừa ung thư. Tăng cường miễn dịch NK mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ung thư, giúp hỗ trợ điều trị ung thư thư ở những giai đoạn sớm/ tiềm ẩn.

Đặc biệt, tế bào NK có thể thực hiện chức năng của mình mạnh mẽ hơn sau khi được tách chiết từ máu tự thân, nuôi cấy trong môi trường phòng LAB đạt chuẩn. Nếu ở trong cơ thể người, theo thời gian tế bào này sẽ bị mất đi như tế bào bình thường. Hiện nay, liệu pháp miễn dịch tế bào” một phương pháp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ nhiều lần so với các liệu pháp truyền thống. Điều này mở ra những cơ hội mới, giúp con người đối mặt với bệnh tật và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:Cơ chế miễn dịch, Miễn dịch nhân tạo, Miễn dịch tự nhiên

Tin liên quan

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy …

Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những …

Mỡ máu cao hay cholesterol máu cao là tình trạng có quá nhiều cholesterol, một …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.