bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Chủ động tầm soát giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư

Bài viết chia sẻ bởi TS.BS CKII Lưu Văn Minh – Trưởng Khoa Nội Ung bướu tại Bệnh viện Quốc tế DNA.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2021 ước tính có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 10 triệu người tử vong. Số liệu mới từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) 2020 cho thấy tỷ lệ mắc mới ung thư của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc và tỉ lệ tử vong do ung thư đã tăng lên 6 bậc so với năm 2018. Đây chính là một thực trạng đáng báo động để chúng ta cần có phương pháp để giúp ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

Để hiểu rõ hơn căn bệnh “tử thần” ung thư, tìm ra nguyên nhân và phương pháp ngăn chặn từ sớm. Hãy cùng theo dõi những giải đáp thắc mắc đến từ TS.BS CKII Lưu Văn Minh tại Bệnh viện Quốc tế DNA xoay quanh chủ đề: “Chủ động tầm soát giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư” ngay dưới đây. 

Dạ thưa Bác sĩ, thì Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về bệnh ung thư là gì không ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Ung thư là một nhóm bệnh do sự tăng sinh bất thường của tế bào, tạo thành khối u, từ đó nó có khả năng lan qua các mô lân cận. Cuối cùng tế bào ung thư đi theo dòng máu chạy lên cơ quan khác gọi là di căn. Như vậy bệnh ung thư có 3 đặc tính cực kỳ nguy hiểm. Thứ là phát triển thành khối u, thứ 2 là xâm lấn tại chỗ và thứ 3 là di căn xa. 

Tại Việt Nam hiện nay có những loại ung thư nào dễ dẫn đến tử vong ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Theo thống kê mới từ Tổ chức ung thư toàn cầu (Globocan) số ca ung thư tại Việt Nam năm 2020 là 180.000 ca, số ca tử vong chiếm đến 120.000 ca. Theo đó tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 so với năm 2018. 

Đối với nam giới, những bệnh ung thư thường gặp bao gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt. Đối với nữ giới loại ung thư hay gặp hàng đầu với tỷ lệ tử vong cao là ung thư vú, tiếp đó là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.  

Bác sĩ có thể cho biết là nguyên nhân vì sao gây nên bệnh ung thư không ạ? 

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Nguyên nhân dẫn đến ung thư được phân thành những nhóm sau:

– Nguyên nhân vật lý: do các yếu tố vật lý như ánh nắng mặt trời. Chẳng hạn như người Tây Âu định cư ở Úc cách đây 1-2 thế kỷ, trước đó họ sở hữu làn da trắng, không có sắc tố nhưng khi đến Úc (vị trí địa lý có yếu tố tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nhiều) dẫn đến  những người Tây Âu này dễ bị ung thư da. Và bản thân người dân Úc sinh sống trên đất nước của họ cũng dễ dàng mắc loại ung thư này. Hay những trường hợp người ở vùng có phóng xạ nhiều thì dễ bị ung thư tuyến giáp.

– Nguyên nhân hóa học: Những hóa chất được ghi nhận đến từ việc ăn uống, dung nạp thực phẩm hằng ngày, uống thuốc tích tụ trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh ung thư. Chẳng hạn quá trình làm ra món ăn được nhiều người yêu thích (cá muối), lúc bảo quản có sản sinh ra chất nitrosamine (chất này gây ra ung thư bao tử), hoặc trong ngũ cốc (lúa gạo, đậu) bảo quản lâu sẽ lên mốc, lúc này có một chất có tên aphlatoxin nếu nạp vào cơ thể lâu ngày sẽ gây ra ung thư gan. 

– Nguyên nhân nhiễm khuẩn, virus: Chẳng hạn như nhiễm khuẩn Epstein-Barr (EBV) gây ung thư vòm hầu, nhiễm khuẩn HPV gây ung thư phụ khoa và vùng miệng, cổ, hay nhiễm khuẩn HPV, HCV gây ung thư gan,… 

Những đối tượng nào dễ mắc phải căn bệnh ung thư này thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Trước đây khi nhắc đến ung thư, mọi người thường nghĩ chỉ những người cao tuổi mới có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên theo số liệu thống kê được cập nhật gần đây thì đối tượng trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc ung thư, và ung thư có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thậm chí là ở trẻ sơ sinh.

Theo như Bác sĩ chia sẻ bất kì ai cũng có khả năng mắc ung thư, vậy ở trẻ em thì sao ạ? 

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Một sự thật đáng buồn là trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Có cả trường hợp em bé mới 6 tháng tuổi đã mắc ung thư rồi. Chúng tôi là những người làm trong ngành Y, ngành ung bướu đã tiếp xúc với rất nhiều trường hợp đau lòng. Và một tình huống để các bạn có thể hình dung: Nhiều bậc phụ huynh tối ru con ngủ thấy mắt con sáng (tựa như mắt mèo trong đêm), điều này có thể bố mẹ chủ quan nghĩ bình thường hoặc do chưa trang bị đủ kiến thức để nhận ra nhưng đây là dấu hiệu của căn bệnh ung thư nguy hiểm có tên là ung thư nguyên bào võng mạc. 

Hay nhiều bố mẹ thấy con có dấu hiệu như bị sốt thông thường, đưa đi thăm khám bác sĩ nhưng sau khi xét nghiệm máu, làm huyết đồ mới nhận ra con mình bị ung thư bạch cầu. Đây là những tín hiệu chúng ta cần cảnh giác, không nên chủ quan, cần trang bị đủ kiến thức để phòng ngừa vì bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ sơ sinh là do đâu thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Nói đến nguyên nhân ung thư, hiện nay có những nguyên nhân có thể xác định rõ ràng nhưng cũng nhiều nguyên nhân đang đợi để được xác minh. Nguyên nhân xác định rõ ràng liên quan đến sự sai lệch về gen, khiếm khuyết về mặt di truyền. Và có những nguyên nhân khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để chứng minh. 

Các giai đoạn của ung thư sẽ được thể hiện như thế nào? Và nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị sớm và trả lại sự khỏe mạnh cho người bệnh được hay không?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Giai đoạn ung thư có thể tùy thuộc vào từng cơ quan nhưng nhìn chung các loại ung thư thường trải qua 4 giai đoạn. Nếu ung thư nằm trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chúng ta có thể an tâm phần nào vì có khả năng chữa trị hiệu quả cao hơn khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 và 4. 

Và một giai đoạn nữa mà chúng ta cần chú ý đó chính là giai đoạn tiền ung thư. Mục đích của chúng ta là tầm soát cố gắng tìm ra giai đoạn này để điều trị bệnh hiệu quả , điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Bởi trong công tác phòng chống ung thư cũng có 4 giai đoạn: Thứ là phòng ngừa ung thư (chẳng hạn như phòng ngừa viêm gan, nhiễm HPV bằng cách tiêm vắc xin). Thứ 2 là tầm soát ung thư.  Thứ 3 là điều trị có hiệu quả. Thứ 4 là chăm sóc. Ở những giai đoạn nào chúng ta đều có những giải pháp, tuy nhiên ở giai đoạn càng muộn, đôi khi các giải pháp mang lại kết quả không như mong đợi.

Như vậy việc phát hiện sớm ở giai đoạn tiền ung thư có thể giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời và ngăn chặn được biến chứng một cách hiệu quả . Và việc tầm soát là vô cùng cần thiết, vậy bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về phương pháp này được không ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Tầm soát theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới cần đáp ứng ít 4 tiêu chuẩn: Thứ là căn bệnh đó phải phổ biến (riêng về ung thư), thứ 2 phương pháp tầm soát đó phải dễ thực hiện, thứ 3 phương pháp tầm soát đó có chi phí hợp lý, và cuối cùng là phương pháp đó không xâm lấn (không gây hại gì cho người tầm soát). Tuy nhiên ngày nay, tầm soát để đáp ứng hết 4 tiêu chí này rất khó. Chúng ta có thể hiểu tầm soát với hàm nghĩa là phát hiện sớm bệnh, tìm bệnh ở giai đoạn chưa có triệu chứng lâm sàng (tiền ung thư) để điều trị hiệu quả . 

Chằng hạn, ung thư cổ tử cung là căn bệnh hàng đầu của phụ nữ Việt Nam (cách đây 10 năm), nhưng nhờ quá trình tầm soát phát hiện sớm cũng như phòng ngừa mà hiện nay, trên bảng xếp hạng thế giới, ung thư cổ tử cung giảm xuống ở vị trí thứ 10. Đây không phải là lẽ tự nhiên mà do quá trình tầm soát và phát hiện sớm bệnh để điều trị sớm.

Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn. Thứ là trang thiết bị hiện đại, thứ hai là đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm

Chủ đề:Tầm soát sức khỏe, Tầm soát ung thư

Tin liên quan

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, nhất là nguy …

Mỡ máu cao là một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những …

Mỡ máu cao hay cholesterol máu cao là tình trạng có quá nhiều cholesterol, một …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.