bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Vết thương lâu lành: Nguyên nhân và bí quyết điều trị hiệu quả!

Vết thương lâu lành có thể gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu kéo dài và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nhiễm trùng. Do đó, chăm sóc vết thương tốt, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tạo điều kiện tối ưu cho mô mới phát triển là cách để vết thương mau lành nhất có thể.

Quá trình chữa lành vết thương thực sự khá phức tạp và liên quan đến một chuỗi dài các tín hiệu hóa học. Trong quá trình này, một số yếu tố có thể tác động làm chậm hoặc ngăn cản vết thương mau lành hoàn toàn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành? Các dấu hiệu vết thương đang lành và cách chăm sóc vết thương tại nhà là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vết thương lâu lành: Nguyên nhân do đâu?

Khi một vết thương ngoài da không lành hoàn toàn sau 6 tuần hoặc lành nhưng có xu hướng tái phát thì được gọi là vết thương mạn tính. Các nguyên nhân có thể ảnh hưởng khiến vết thương lâu lành gồm:

Nhiễm trùng

Da là hàng rào đầu tiên của cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Khi xuất hiện vết thương hở ngoài da, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào trong cơ thể và cản trở quá trình lành thương tại chỗ. Nhiễm trùng vết thương sẽ có biểu hiện sưng tấy, đỏ và đau xung quanh vết thương, hình thành mủ hoặc chảy dịch có mùi hôi.

Tuần hoàn kém

Trong quá trình lành vết thương, các tế bào hồng cầu mang các tế bào mới đến vị trí tổn thương để bắt đầu tái tạo mô. Nếu tuần hoàn kém, quá trình này sẽ chậm lại khiến cho vết thương lâu lành hơn. Tuần hoàn kém có thể là kết quả của một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, béo phì.

Thiếu dưỡng chất

Cơ thể cần được cung cấp đủ lượng protein để xây dựng mô mới, có thể gấp 3 lần nhu cầu thường ngày. Bổ sung đủ nước để quá trình hydrat hóa diễn ra phù hợp cũng là chìa khóa để vết thương mau lành. Do đó, thiếu dưỡng chất, suy dinh dưỡng được xem là nguyên nhân khiến cho vết thương lâu lành.

Sưng tấy quá mức

Vết thương sưng quá mức do tích tụ dịch bên trong có thể làm chậm quá trình tự chữa lành do hạn chế lượng oxy cung cấp đến vùng da này. Sưng các mô xung quanh cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến khu vực bị tổn thương, có khả năng liên quan đến một số bệnh lý như suy tim, vấn đề ở mạch máu.

Hệ miễn dịch suy yếu

Vết thương lâu lành còn xuất phát từ việc hệ miễn dịch bị suy yếu do ảnh hưởng bởi một số phương pháp điều trị (xạ trị, hóa trị), suy dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc (corticoid) hoặc mắc phải một số bệnh lý như ung thư, đái tháo đường.

Vết thương lâu lành có thể do bị nhiễm trùng, tuần hoàn máu kém, thiếu oxy…

Thiếu cung cấp oxy đến vết thương 

Oxy rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào, đặc biệt là sản xuất năng lượng nhờ ATP và cần thiết đối với hầu hết tiến trình chữa lành vết thương. Oxy giúp ngăn ngừa vết thương khỏi nhiễm trùng, hình thành các mạch máu mới, tăng sự biệt hóa tế bào sừng, tái biểu mô hóa, tăng cường sự phát triển của nguyên bào sợi và tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình vết thương khép miệng.

Thiếu cung cấp oxy đến vết thương có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình lành vết thương, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục, ảnh hưởng đến việc sản xuất collagen của da.

Làm gì khi vết thương lâu lành?

Mọi vết thương đều trải qua quá trình lành thương như nhau. Dấu hiệu vết thương đang lành trước tiên là xuất hiện lớp mô mới ửng đỏ, sau đó lớp da non tạo thành từ các viền cạnh xung quanh và bao phủ dần lên vùng mô đỏ mới hình thành. Thời gian lành thương sẽ diễn ra nhanh nhất khi bạn tạo đủ điều kiện tốt nhất cho mô mới phát triển, bao gồm giữ vết thương sạch, ấm và ẩm vừa phải.

Nếu nhận thấy vết thương lâu lành hơn bình thường, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khiến vết thương lâu lành.
  • Chăm sóc vết thương: Để thúc đẩy vết thương nhanh lành, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp làm sạch vết thương bằng dịch rửa vô trùng, loại bỏ tế bào chết hoặc các dị vật như cát, đá, bụi bẩn dính vào vết thương, băng bó vết thương. Liệu pháp điều trị vết thương bằng áp lực âm (NPWT) cũng có thể được tiến hành để loại bỏ dịch tích tụ trong vết thương, làm tăng lưu lượng máu và phát triển mô mới.
  • Các biện pháp giảm đau: Cảm giác đau kéo dài từ vết thương mạn tính lâu lành có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, cản trở giấc ngủ của người bệnh. Bạn có thể uống các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen nếu cơn đau từ nhẹ đến vừa. Với cơn đau nặng, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Nếu bạn thường cảm thấy đau đớn khi thay băng, nhất là khi băng dính vào vết thương, hãy thử thay đổi loại băng khác hoặc sử dụng dung dịch nước muối để rửa trước khi tháo băng.
  • Liệu pháp oxy cao áp: Tăng cường nồng độ oxy vào vết thương bằng cách dùng buồng áp suất cao để cung cấp oxy. 
Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp để vết thương mau lành

Tại nhiều cơ sở y tế lớn trên thế giới, người bệnh còn có lựa chọn cải thiện tình trạng đau nhức kéo dài và thúc đẩy quá trình lành thương bằng Liệu pháp Ozone. Cách thức này giúp vết thương nhanh lành nhờ tăng lượng oxy trong máu lưu thông đến vị trí bị tổn thương. 

Liệu pháp Ozone là phương pháp sử dụng khí ozone (O3) y tế – một dạng của oxy để điều trị các vấn đề sức khỏe. Theo nghiên cứu, phương pháp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể bằng cách kích thích tuần hoàn và cải thiện hô hấp tế bào. 

Ngoài ra, khi được đưa vào cơ thể, ozone còn kích thích tăng lưu lượng oxy đến các khu vực mục tiêu, giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương và mang đến lợi ích giảm đau. Hiện Liệu pháp Ozone ngày càng trở thành một phương pháp điều trị ngày càng phổ biến và được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm viêm. Không những vậy, đây còn là một giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn cho các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật hoặc dùng thuốc. 

Với xu hướng ứng dụng các liệu pháp y học hiện đại, hạn chế sử dụng thuốc trong điều trị, bạn có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Quốc tế DNA để được tư vấn phương pháp điều trị vết thương tối ưu. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị tân tiến, quy trình chuyên nghiệp sẽ giúp vết thương của bạn mau lành nhất có thể mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các biện pháp hỗ trợ giúp vết thương mau lành tại nhà

Để hỗ trợ quá trình lành thường diễn ra nhanh chóng, bạn nên:

  • Rửa sạch tay khi xử lý vết thương. Để phòng ngừa nhiễm trùng vết thương, bạn nhất định phải nhở rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc vết thương.
  • Giữ vệ sinh, băng vết thương cẩn thận. Hãy luôn thay băng sạch cho vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ vết thương khỏi các tác động va chạm từ bên ngoài. Băng gạc cũng giúp thấm hút dịch chảy ra từ vết thương.
  • Chú ý ăn uống. Bạn cũng cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu dưỡng chất, cung cấp nhiều năng lượng để giúp cơ thể xây dựng mô cần thiết để chữa lành vết thương. Hãy bổ sung protein, carbohydrate, sữa và các sản phẩm từ sữa, vitamin, khoáng chất cũng như giữ cơ thể luôn đủ nước.
  • Cẩn thận với vết thương ở chân. Nếu bị thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân, hãy luôn giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn từ nước tắm rửa từ trên thân chảy xuống. Giữ vết thương khô ráo bằng cách dùng các tấm che chống thấm nước hoặc kê chân cao lên ghế khi tắm.

Nhìn chung, xác định được nguyên nhân khiến vết thương lâu lành sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Nếu các bệnh lý mạn tính là lý do ảnh hưởng đến thời gian lành thương, bạn sẽ cần tập trung điều trị vấn đề sức khỏe đó trước tiên.

Chủ đề:Liệu pháp Ozone, nhiễm trùng, nhiễm trùng vết thương, vết thuơng lâu lành

  1. Ncbi.nlm.nih.gov
  2. Drugs.com
  3. Summahealth.org
  4. Intermountainhealthcare.org

Tin liên quan

Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và là thời …

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện …

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.