Quá trình lão hóa gây ra nhiều thay đổi cho cơ thể. Trong đó, đầu gối là một trong những bộ phận chịu nhiều tác động nhất sau một thời gian dài chúng ta vận động, di chuyển. Điều này khiến đa số mọi người không tránh khỏi tình trạng đau khớp gối khi về già.
Theo một khảo sát, viêm đau khớp gối tăng theo tuổi tác và có khoảng 49,7% người mắc phải tình trạng này là từ 65 tuổi trở lên. Chính vì vậy, chữa đau khớp gối do lão hóa là vấn đề được nhiều người quan tâm để giúp người già nâng cao chất lượng cuộc sống và không phụ thuộc vào người chăm sóc quá nhiều.
Hiểu về tình trạng đau khớp gối ở người già
Người cao tuổi là một trong những đối tượng thường xuyên bị viêm xương khớp, đặc biệt là đau khớp đầu gối. Đối với tình trạng này, vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.
Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn khi dồn trọng lực lên đầu gối. Phạm vi chuyển động cũng có thể bị hạn chế khi bạn không thể duỗi thẳng chân. Việc cố gắng điều chỉnh để bớt đau khi di chuyển cũng gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến các khớp gần đó, chẳng hạn như khớp hông. Ngoài ra, một số triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng, cứng khớp gối.
- Đầu gối đỏ lên, sờ vào thấy nóng ấm.
- Có tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động đầu gối.
- Khớp gối yếu, không vững vàng đặc biệt là khi đi bộ, vận động.
Về nguyên nhân, khó chịu khớp ở vùng gối có thể do bệnh lý chẳng hạn như viêm khớp, bệnh gút… hoặc do chấn thương đứt dây chằng, rách sụn gối… Ngoài những tình trạng trên thì đau nhức khớp gối ở người già thường là do sụn giữa các khớp hao mòn theo thời gian khiến các khớp ma sát nhiều hơn và gây đau. Các yếu tố nguy cơ khác gây ra chứng đau nhức khớp gối ở người lớn tuổi bao gồm:
- Di truyền.
- Vận động mạnh trong thời gian dài.
- Có xương hoặc khớp bị biến dạng.
- Phụ nữ có xu hướng mắc phải tình trạng này nhiều hơn.
Chữa đau khớp gối ở người cao tuổi như thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp nào để điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp gối. Trong đó, việc dùng thuốc và phẫu thuật là hai phương án phổ biến.
Dùng thuốc chữa đau khớp gối
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị các tình trạng gây đau. Nhưng thông thường hầu hết người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không steroid chẳng hạn như ibuprofen, aspirin, naproxen hoặc thuốc acetaminophen (Tylenol®).
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ có thể đề xuất tiêm trực tiếp một số chất như Corticosteroid, Hyaluronic acid… vào khớp gối để giúp bôi trơn, giảm đau. Tuy nhiên, các mũi tiêm này chỉ có hiệu quả tạm thời hoặc không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi.
Phẫu thuật khớp gối
Hầu hết người bị đau khớp gối sẽ không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng ở mức nghiêm trọng hoặc do chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật nội soi để sửa chữa sụn bị hỏng hoặc tái tạo dây chằng. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ cần thay khớp gối một phần hoặc toàn phần nếu cơn đau ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
Tế bào gốc – Phương pháp điều trị đau khớp gối tiên tiến, hiệu quả
Hiện nay, việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật để chữa đau khớp gối, đặc biệt đối với người già vẫn tồn tại những điểm hạn chế hoặc tiềm ẩn biến chứng. Vì vậy, việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh xương khớp và giảm đau đang ngày càng được nhiều người lựa chọn nhờ ưu điểm ít xâm lấn.
Có thể hiểu tế bào gốc là các loại tế bào đặc biệt nhất trong cơ thể. Chúng có khả năng sửa chữa tế bào lỗi và thay thế tế bào lão hóa. Về cơ chế, khi có bất cứ tế bào hay mô bị tổn thương, tế bào gốc sẽ tự tập trung, di chuyển đến vị trí đó để chữa trị. Tế bào gốc sẽ biệt hóa thành tế bào mới, khả năng này cho phép chúng trở thành các tế bào chuyên dụng trong các cơ quan và mô trong cơ thể.
Sau đó, tế bào biệt hóa sẽ hỗ trợ cho tế bào bị tổn thương bằng cách sản sinh các mô lành thay thế. Đồng thời, cơ chế điều biến miễn dịch của tế bào gốc còn giúp giảm đi tình trạng viêm cấp tính, viêm mạn tính, từ đó tăng sự tưới máu nuôi của mô, tăng dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình phục hồi sửa chữa mô và cấu trúc xương dưới sụn.
Những người già thường xuyên bị đau khớp gối do sụn giữa các khớp hao mòn theo thời gian, do đó liệu pháp tế bào gốc sẽ mang đến nhiều lợi ích. Bởi vì việc ứng dụng liệu pháp này sẽ giúp sụn khớp được cải thiện và dày lên nhờ khả năng biệt hóa của tế bào gốc. Khi sụn khớp dày lên sẽ giúp giảm đau, đồng thời cải thiện cấu trúc xương dưới sụn. Qua kiểm tra một lần nữa bằng công nghệ MRI, bệnh nhân dễ dàng nhận thấy mức độ thoái hóa khớp có sự cải thiện.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA là cơ sở y tế chuyên ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp và giảm đau, bao gồm đau khớp gối. Bệnh viện Quốc tế DNA sở hữu đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào gốc trong môi trường phòng LAB khép kín, đạt chuẩn GMP WHO để đảm bảo số lượng lẫn chất lượng của tế bào gốc. Vì vậy, bệnh viện là địa chỉ uy tín trong nhiều năm qua về mảng y học tái tạo, điều trị các bệnh về cơ xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối.
Trong cuộc sống hàng ngày, đa phần người lớn tuổi không tránh khỏi tình trạng đau nhức khớp gối nói riêng và đau xương khớp nói chung. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp tối ưu như ứng dụng tế bào gốc sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị, giảm đau xương khớp về lâu dài nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tìm các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín sở hữu công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo được điều trị hiệu quả, an toàn nhé!
- Opaortho.com
- Theorthopaedicandpainpractice.com
- Mayoclinic.org
- My.clevelandclinic.org