Căn cứ vào khả năng biệt hóa thành các tế bào khác nhau, tế bào gốc được phân thành nhiều loại. Trong đó tế bào gốc toàn năng với đặc điểm riêng, có khả năng biệt hoá thành tất cả các loại tế bào và mô cần thiết cho phát triển một con người hoàn chỉnh.
Tế bào gốc toàn năng là gì?
Tế bào gốc toàn năng, viết tắt là Totipotent, xuất hiện trong giai đoạn ban đầu của phôi thai, thường trong khoảng 5-7 ngày sau khi thụ tinh xảy ra. Chúng đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và biệt hoá thành tất cả các loại tế bào và mô cần thiết cho phát triển một con người hoàn chỉnh. Vì tính chất này nên được gọi là Tế bào gốc toàn năng.
Bên cạnh tế bào toàn năng, dựa vào khả năng biệt hóa thì tế bào gốc còn được phân thành các loại như sau:
– Tế bào gốc vạn năng:
Là tế bào gốc phôi có khả năng biệt hoá thành ba nhóm tế bào chính cấu tạo nên con người:
+ Ectoderm: Tạo da và hệ thần kinh
+ Nội bì: Hình thành đường tiêu hóa và hô hấp, tuyến nội tiết, gan và tuyến tụy
+ Trung bì: Hình thành xương, sụn, hầu hết hệ tuần hoàn, cơ, mô liên kết, v.v.
– Tế bào gốc đa năng:
Là tế bào gốc có khả năng biệt hoá thành các loại tế bào riêng biệt trong cơ thể. Tế bào trung mô (MSC – Mesenchymal Stem Cells) là một ví dụ tốt về tế bào gốc đa năng, được tìm thấy trong nhiều phần khác nhau của cơ thể con người với khả năng biệt hoá thành các loại tế bào trung mô khác nhau, chúng được nghiên cứu rộng rãi để ứng dụng trong lĩnh vực y học tái tạo và điều trị các bệnh lý liên quan đến xương, sụn, cơ, và nhiều hệ thống khác trong cơ thể.
– Tế bào gốc đơn năng:
Mặc dù chúng không có tính linh hoạt cao như tế bào gốc Đa Năng và Vạn Năng, nhưng khả năng tự làm mới của chúng có giá trị quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng y học vì khả năng này giúp duy trì và tái tạo các loại tế bào và mô cụ thể trong cơ thể, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh lý và tổn thương.
Một số điều cần biết về tế bào gốc toàn năng
Tế bào gốc toàn năng là loại tế bào duy nhất có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào trong một cơ thể hoàn chỉnh. Tế bào gốc toàn năng tồn tại trong giai đoạn sớm nhất của phôi thai và không tìm thấy trong cơ thể trưởng thành.
– Có khả năng biệt hóa rộng lớn: Biệt hóa được thành tất cả tế bào trong cơ thể, bao gồm tế bào phôi thai và mô bổ trợ (hợp tử).
Tìm hiểu thêm về: Khả năng biệt hóa tế bào gốc cùng lợi ích
– Giai đoạn phát triển sớm: Tế bào toàn năng chỉ tồn tại trong giai đoạn sớm nhất của phôi thai, thường là trong khoảng 3 đến 5 ngày sau khi phôi được thụ tinh.
– Quy trình sử dụng trong nghiên cứu: Tế bào toàn năng thường được sử dụng trong – nghiên cứu sinh học phát triển để hiểu rõ quy trình phát triển của cơ thể.
– Đạo đức và pháp lý: Sử dụng của tế bào gốc toàn năng trong nghiên cứu và ứng dụng y học đặt ra nhiều vấn đề đạo đức và pháp lý, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc từ phôi thai.
– Ứng dụng trong nghiên cứu và điều trị: Mặc dù không được sử dụng rộng rãi trong điều trị y học do vấn đề đạo đức và pháp lý, TBG toàn năng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về phát triển sinh học và các cơ hội tương lai trong điều trị bệnh tật.
Tóm lại, tế bào gốc toàn năng là một loại tế bào gốc đặc biệt với khả năng biệt hóa rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu sinh học phát triển và nghiên cứu y học.
Hiện nay loại tế bào gốc nào được ứng dụng rộng rãi nhất?
Hiện nay, tế bào gốc đa năng, điển hình là tế bào gốc trung mô được ứng dụng rộng rãi trong y học nhờ vào nguồn thu nhận dồi dào (tủy xương, dây rốn, mỡ tự thân), chúng tồn tại được ở môi trường nuôi cấy bên ngoài cơ thể, đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ thể. Bên cạnh đó, tế bào này có thụ thể bị hấp dẫn bởi những vùng mô đang bị tổn thương. Nhờ vào cơ chế này mà khi truyền vào cơ thể, tế bào gốc sẽ tập trung đến vị trí bị tổn thương để tái tạo, sửa chữa, thay thế các tế bào lão hóa, tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của cơ quan đó. Điều đặc biệt của tế bào gốc trung mô là tính tăng sinh miễn dịch giới hạn, không biểu hiện các phân tử HLA (một phân tử phải được kiểm tra khi muốn cấy ghép gì đó từ người này sang người khác).