bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Đau lưng sau sinh: Cải thiện như thế nào?

Bài viết hỗ trợ biên dịch bởi đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA

Đau lưng sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ phải trải qua, gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc, cho con bú cũng như các sinh hoạt khác. Do đó, việc tìm ra cách để hết đau lưng hiệu quả sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn rất nhiều trong sinh hoạt, cũng như trong việc chăm sóc bé.

dau-lung-sau-sinh (3)
Đau lưng sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ phải trải qua

Khoảng 20% phụ nữ trải qua cảm giác đau lưng sau khi sinh trong vòng 3 – 6 tháng, khiến cho việc chăm sóc em bé gặp nhiều khó khăn. Đối với các mẹ sinh mổ, tình trạng đau lưng sau sinh mổ cũng rất phổ biến vì thời gian hồi phục thường lâu hơn so với sinh thường và thời gian nằm viện dài, ít vận động có thể khiến các cơ cốt lõi bị yếu đi. Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giới thiệu một số cách hết giúp đau lưng sau sinh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh là gì?

Các thay đổi về mặt thể chất gây đau lưng trong lúc mang thai có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng đau lưng sau sinh, chẳng hạn như:

  • Tử cung mở rộng trong lúc mang thai đã kéo giãn và làm yếu các cơ bụng cũng như gây ảnh hưởng đến tư thế, tạo áp lực lên phần lưng.
  • Cân nặng tăng lên trong và sau khi mang thai cũng làm tăng áp lực lên các khớp.
  • Sự thay đổi về hormone để chuẩn bị cho sinh nở đã làm lỏng các khớp và dây chằng nối xương chậu – cột sống.

Nhìn chung, cơ thể đã có rất nhiều thay đổi về thể chất và hormone trong suốt chín tháng mười ngày mang thai nên không thể quay lại trạng thái bình thường nhanh chóng. Hơn nữa, quá trình chuyển dạ sinh nở nếu gặp khó khăn cũng khiến các cơ bị ảnh hưởng và đau nhức nhiều sau đó.

Một số yếu tố khác xảy ra sau sinh cũng góp phần khiến cho tình trạng đau lưng kéo dài. Ví dụ, khi mới cho con bú, các mẹ thường cúi đầu xuống để tập trung giúp bé ngậm ti và bú đúng cách khiến các cơ ở phần cổ và lưng trên bị căng cứng. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức khi chăm sóc trẻ sơ sinh ngày đêm cũng làm cho các mẹ không có thời gian phục hồi khỏi các tình trạng đau nhức sau sinh, kể cả đau lưng.

Cơn đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Thông thường, cơn đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm sau vài tháng nhưng một số người có thể chịu đựng cơn đau kéo dài dai dẳng.

Đau lưng sau sinh dễ tiếp diễn nếu trước đó bạn cũng từng bị đau lưng khi mang thai

Nếu bạn từng bị đau lưng từ trước hoặc trong quá trình mang thai, nhiều khả năng tình trạng đau lưng sau sinh sẽ diễn ra lâu hơn. Thừa cân cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau lưng kéo dài, mạn tính.

Khi cảm thấy tình trạng đau lưng kéo dài sau sinh và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị đau lưng sau sinh như thế nào?

Các động tác hỗ trợ nắn chỉnh, massage hay những bài tập vật lý trị liệu có thể giúp điều chỉnh lại vị trí của cơ và khớp, ổn định vùng lưng dưới cũng như xương chậu. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu thực hiện các phương pháp hỗ trợ này là trong vòng 6 tuần sau khi sinh.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Cơn đau lưng thường khiến bạn không muốn đi lại, vận động nhưng đó là điều cần thiết để cơ thể “lấy lại” sức mạnh cho các cơ.

Bạn nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng sau khi sinh như tập đi bộ xung quanh. Trong vài tuần đầu sau sinh, bạn chỉ cần đi bộ chậm rãi mỗi ngày một lúc đều hoàn toàn an toàn, kể cả trong trường hợp sinh thường hay sinh mổ.

Khi bắt đầu khỏe hơn và bác sĩ đánh giá sức khỏe của bạn đã ổn định, hãy thử thêm một vài động tác tập thể dục đơn giản như nghiêng người, đẩy xương chậu sang hai bên rồi bắt đầu thực hiện những bài tập khác để tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, cơ bụng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy khó chịu, không đáp ứng nổi bài tập nào thì nên dừng lại.

Thực hành căn chỉnh tư thế giúp giảm đau lưng

Một cách giúp hết đau lưng sau sinh mà các mẹ nên nhớ thực hiện mỗi ngày là chú ý đến tư thế trong mọi hoạt động:

  • Luôn đứng và ngồi thẳng lưng.
  • Chú ý đến tư thế cho con bú, dù là bú mẹ trực tiếp hay bú bình. Khi ngồi cho con bú, hãy sử dụng thêm gối hỗ trợ lưng và cánh tay. Bạn cũng có thể thử dùng thêm một chiếc ghế nhỏ để kê chân cao lên khi cho con bú để có tư thể thoải mái hơn.
  • Hãy thay đổi nhiều tư thế cho con bú cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất. Nằm nghiêng có thể giúp giảm bớt tình trạng căng vai và đau lưng trên sau sinh.
  • Tránh cúi người xuống để bế bé, bạn nên bắt đầu bế bé lên từ tư thể ngồi xổm để giảm thiểu áp lực lên cột sống lưng.
  • Nhờ những người thân hỗ trợ làm các công việc nặng nhọc trong thời gian đầu sau sinh, đặc biệt khi sinh mổ.

Tắm nước ấm, massage

Dù bận rộn và cảm thấy nhiều mệt mỏi sau sinh, các mẹ hãy luôn cố gắng dành thời gian chăm sóc bản thân. Thực hiện các biện pháp thư giãn, giảm căng thẳng cũng giúp giảm đau hiệu quả:

  • Tắm nước ấm hoặc sử dụng túi chườm ấm/ chườm lạnh lên vùng đau nhức
  • Massage để làm giãn các cơ bị căng cứng, đau nhức, giảm đau lưng
  • Thử áp dụng một số kỹ thuật giúp thư giãn, ngủ ngon.

Trường hợp cơn đau lưng sau sinh không thuyên giảm trong nhiều tuần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách điều trị tốt hơn. Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu thì hiện nay còn có liệu pháp tiên tiến hơn mà không cần dùng đến thuốc như liệu pháp Ozone, liệu pháp tế bào gốc.

Liệu pháp Ozone càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học, được sử dụng để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến stress oxy hóa mạn tính và viêm, bao gồm cả các chứng đau như đau lưng. Đây được xem như liệu pháp tự chữa lành khi cung cấp ozone vào máu để bổ sung lượng oxy dổi dào đến từng tế bào, làm tăng vi tuần hoàn, trẻ hóa dòng máu từ đó giảm đau, nâng cao chất lượng giấc ngủ, củng cố miễn dịch. Bạn có thể tìm hiểu các liệu pháp điều trị mới không dùng thuốc tại các cơ sở y tế, bệnh viện quốc tế để đưa ra lựa chọn phù hợp, nhất là khi không muốn sử dụng thuốc do lo ngại các tác dụng bất lợi.

Nguồn tham khảo:

Postpartum back pain: How to get relief

https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/postpartum-back-pain-how-to-get-relief_1152191# Ngày truy cập 27/8/2024

Are You Still Dealing with Back Pain After Pregnancy?

https://blog.ochsner.org/articles/are-you-still-dealing-with-back-pain-after-pregnancy  Ngày truy cập 27/8/2024

The Health Benefits of Ozone Therapy

https://familyintegrativemedicine.com/the-health-benefits-of-ozone-therapy/ Ngày truy cập 27/8/2024

Updated Review on Ozone Therapy in Pain Medicine

https://www.frontiersin.org/journals/physiology/articles/10.3389/fphys.2022.840623/full Ngày truy cập 27/8/2024

Chủ đề: , , ,

Tin liên quan

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp không chỉ ở …

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mạn tính gây viêm và …

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.