bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840
Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

Không phải tất cả liệu pháp tế bào gốc đều như nhau: Một số hầu như không chứa tế bào gốc

Bài viết được hỗ trợ biên dịch bởi Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego đã phát hiện ra rằng hai trong số các liệu pháp tế bào gốc được sử dụng phổ biến nhất, thường được sử dụng thay thế cho nhau, thực chất lại chứa các loại tế bào hoàn toàn khác nhau. 

khong-phai-tat-ca-cac-lieu-phap-te-bao-goc-deu-nhu-nhau
Không phải tất cả liệu pháp tế bào gốc đều như nhau: Một số hầu như không chứa tế bào gốc

Phát hiện này thách thức quan niệm hiện tại về “một tế bào chữa khỏi tất cả” trong ứng dụng tế bào gốc điều trị chỉnh hình và nhấn mạnh sự cần thiết phải đặc trưng hóa một cách đầy đủ và nghiêm ngặt hơn các liệu pháp tế bào gốc tiêm trước khi đưa ra thị trường để sử dụng cho bệnh nhân.

Nghiên cứu được công bố ngày 12 tháng 7 năm 2024 trên tạp chí Science Advances. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích quần thể tế bào tự thân của Dịch hút tủy xương cô đặc (BMAC) và Phân đoạn tế bào tạo mạch nền mô mỡ (ADSVF) .

Hai liệu pháp này có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều là liệu pháp tiêm được tạo ra từ tế bào của chính bệnh nhân – tủy xương trong BMAC, mô mỡ trong ADSVF – và cả hai đều chứa tế bào gốc trung mô (MSC), loại tế bào có thể biệt hóa thành cơ, xương và các mô liên kết khác.

Do có nhiều điểm tương đồng, hai liệu pháp này thường được tiếp thị như những “liệu pháp tế bào gốc” có thể thay thế cho nhau và được sử dụng để điều trị một loạt các tình trạng về cơ, xương và da, đặc biệt là ở các vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu mô tả thành phần và nền tảng sinh học của hai liệu pháp này.

Việc thiếu thông tin đã cản trở các nghiên cứu lâm sàng tìm được liều lý tưởng cho các liệu pháp này. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, điều này gây ra thông tin sai lệch khi quảng bá các phương pháp điều trị trong ngành công nghiệp tế bào gốc trị giá 11,9 tỷ đô. Để làm rõ vấn đề, các nhà nghiên cứu đã phân tích 62 quần thể tế bào BMAC và 57 quần thể tế bào ADSVF để tạo ra một bản đồ quần thể tế bào chi tiết về các loại tế bào hiện diện trong mỗi liệu pháp, các gen hoạt động trong các tế bào này và các loại protein có trong quần thể này.

Bản đồ cho thấy rằng nồng độ MSC trong các công thức BMAC cực kỳ thấp và nhìn chung, không có loại “tế bào gốc” tương đương nào trong cả hai liệu pháp. Trên thực tế, hai phương pháp điều trị có thành phần rất khác nhau: BMAC chủ yếu bao gồm các tế bào hồng cầu và bạch cầu trong khi ADSVF chủ yếu bao gồm các tế bào mô liên kết.

Ngoài ra, nhiều protein liên quan đến chức năng tái tạo đều không được tìm thấy hoặc chỉ được tìm thấy ở nồng độ cực kỳ thấp trong cả hai liệu pháp, đặt câu hỏi về cơ chế hoạt động và hiệu quả tổng thể của chúng.

Bên cạnh việc cung cấp một nguồn tài nguyên phong phú cho các nhà nghiên cứu, các phát hiện cho thấy các thành phần hoạt tính trong các liệu pháp sinh học như BMAC và ADSVF cần được xác định kỹ lưỡng hơn.

Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng toàn bộ lĩnh vực nên hướng tới các liệu pháp tế bào tiêu chuẩn hóa hơn, trong đó liều lượng tế bào và nồng độ protein cần thiết cho điều trị lâm sàng đã được định lượng cẩn thận.

Chủ đề:Liệu pháp tế bào gốc, Quần thể tế bào tự thân, Tế bào gốc

Bài báo khoa học

Medicalxpress.com/news/2024-07-stem-cell-therapies-equally-dont

 

Tin liên quan

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.