Mục lục bài viết
Bệnh tiểu đường (còn gọi là bệnh đái tháo đường – ĐTĐ) là căn bệnh mãn tính phá cơ thể rất thầm lặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng lâu dài điển hình như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân… rất khó lành.
Hôm nay, Bệnh viện Quốc tế DNA sẽ chia sẻ với bạn những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, sẽ đưa ra các phương pháp trị bệnh tiểu đường hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe cho mọi người. Cùng theo dõi bài viết nhé!
1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
1.1. Khái niệm
Về cơ bản , bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể điều tiết hoặc sử dụng đường (glucose) một cách chính xác trong máu. Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức độ này. Bên trong tụy chứa hàng trăm nghìn cụm tế bào, trong đó có chứa rất nhiều loại tế bào sản sinh hoocmon để điều chỉnh lượng đường huyết, bao gồm tế bào beta. Tế bào beta sản xuất loại hoocmon là insulin, được giải phóng vào máu khi lượng đường huyết đạt tới ngưỡng định, báo tín hiệu cho các tế bào khác trong cơ thể hấp thụ đường, và đó cũng là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể.
1.2. Phân loại
Cơ thể con người luôn liên tục cân bằng lượng đường huyết sẵn có. Mức độ đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho cơ thể. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết gia tăng bởi vì tuyến tụy không sản sinh đủ insulin (tiểu đường loại 1) hoặc tại vì các tế bào của cơ thể bị sai lầm trong việc phản ứng với insulin được giải phóng ra (tiểu đường loại 2)
Tiểu đường loại 1: trong trường hợp tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy nơi tạo ra insulin. Tế bào beta bị mất đi dẫn đến sự thiếu hụt mức độ insulin để điều chỉnh chính xác mức độ đường. Nghiên cứu hiện nay vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra sự tấn công này. Kết quả là mức độ đường cao trong máu dẫn đến việc phá hủy hệ thần kinh, mắt, thận và những cơ quan nội tạng khác. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tiểu đường loại 1. Và có khoảng 10% người mắc bệnh tiểu đường nằm trong trường hợp này.
Tiểu đường loại 2: trong trường hợp tiểu đường loại 2, các tế bào trong cơ thể trở nên phản kháng lại insulin. Chúng không phản ứng tốt với insulin được giải phóng ra từ các tế bào beta. Tế bào beta sản sinh nhiều insulin để thông báo tín hiệu cho các tế bào khác, nhưng kết quả lại không thể bù đắp lượng đường. So với tiểu đường loại 1, mức độ đường máu cao ở tiểu đường loại 2 có thể gây ra các phá hủy nghiêm trọng cho cơ thể. Khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 gia tăng ở nhóm tuổi trên 45, tuy nhiên tầng lớp trẻ cũng đang có dấu hiệu gia tăng loại này. Các yếu tố về gen, béo phì, không tập thể dục thể thao là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Tiền tiểu đường (prediabetes): xảy ra khi lượng đường máu cao hơn so với bình thường, nhưng nó không đủ cao để chẩn đoán là tiểu đường loại 2
Tiểu đường trong thai kỳ (gestational diabetes): là tình trạng đường huyết cao trong quá trình mang thai. Hoocmon ngăn chặn insulin tạo ra từ nhau thai gây ra loại tiểu đường này.
1.3.Triệu chứng
Mặc dù các triệu chứng của tiểu đường loại 1 và loại 2 có mối tương quan nhưng thực tế, các triệu chứng của tiểu đường loại 1 diễn tiến rất nhanh, trong khi tiểu đường loại 2 lại là một căn bệnh thầm lặng. Các triệu chứng chung bao gồm:
- Cơn khát tăng dần
– Đi tiểu thường xuyên
– Mệt mỏi và suy nhược
– Nhiễm trùng và vết thương lâu lành
– Giảm cân ngoài ý muốn.

1.4. Cách thức chung trong điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
Các bệnh nhân điều trị tiểu đường loại 1 được cung cấp insulin để giúp họ kiểm soát lượng đường. Những bệnh nhân này thường gặp khó khăn trong việc cân bằng lượng đường huyết một cách tối ưu, và họ cũng cần giám sát lượng đường huyết nhiều lần trong ngày. Những công nghệ mới, ví dụ như các loại bơm insulin, đang từng bước cải thiện phương pháp điều trị cho nhiều người, cho phép truyền liều lượng cá nhân hóa hoặc cung cấp dòng insulin ổn định. Nhưng những phương pháp này không thể mô phỏng một cách chính xác việc giám sát và điều chỉnh liên tục, phức tạp của sự sản xuất insulin của một cơ thể khỏe mạnh được tạo ra bởi các tế bào beta bình thường.
Tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và luyện tập. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cuối cùng cũng phải tiêm insulin để kiểm soát lượng đường huyết và/ hoặc những loại dược phẩm để giải quyết những biến chứng từ căn bệnh này.
Nhìn chung các phương pháp điều trị hiện nay có thể kiểm soát bệnh nhưng việc chữa lành hoàn toàn là điều không thể. Khi đó, giải pháp tế bào được biết đến là loại tế bào của cơ thể có khả năng biệt hóa thành bất kỳ hoặc tất cả các loại tế bào, kể cả các tế bào beta sản xuất insulin trở thành liệu pháp tiềm năng, mang lại hiệu quả trong việc chữa lành bệnh tiểu đường.
2. giải pháp tế bào trong điều trị bệnh tiểu đường
Trong cơ thể có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan được hình thành từ những tế bào. Các tế bào này khác nhau theo từng cơ quan để làm nhiệm vụ khác nhau. giải pháp tế bào là những tế bào còn non có khả năng phát triển để thành các loại tế bào làm những chức năng khác nhau trong cơ thể. Do đó, giải pháp tế bào được coi là một nguồn tế bào dồi dào thay thế cho những tổ chức, cơ quan bị khuyết hổng hay tổn thương trong cơ thể.
Trên thế giới, giải pháp tế bào đã được định hình, phát triển thành các loại tế bào khác nhau trong cơ thể như: tế bào sừng, tế bào gan, tế bào sụn, tế bào của tụy, tế bào thần kinh,… với mục đích cấy ghép vào cơ thể người bệnh. Có rất nhiều phương pháp biệt hóa, giải pháp tế bào nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính: biệt hóa ngoài cơ thể và biệt hóa trong cơ thể.
giải pháp tế bào là “Tế bào đỉnh cao” của cơ thể con người. Các tế bào này ẩn mình trong cơ thể và được kích hoạt khi có tín hiệu từ vị trí bị thương. Sau khi được kích hoạt, chúng sẽ di chuyển đến vị trí tổn thương với sự trợ giúp của phản ứng miễn dịch.
Quá trình phân chia tế bào sẽ diễn ra tại vị trí này, đồng thời giải pháp tế bào sẽ biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt. Các tế bào con mới hình thành sẽ thay thế cho tế bào bị hư hại, do đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh tật.

Khả năng đặc biệt của giải pháp tế bào:
– Biệt hóa thành các tế bào chức năng
– Tự làm mới (tái sinh, tái tạo)
– Kích hoạt sản xuất một số hormone và tăng sinh các tế bào để tạo điều kiện chữa lành tổn thương
Cơ thể con người không thể “từ chối” các tế bào của chính họ. Vì vậy, giải pháp tế bào tự thân hoàn toàn an toàn và không có rủi ro. Bệnh Viện Quốc Tế DNA sử dụng mô hình điều trị và cá nhân hóa, bằng cách lấy giải pháp tế bào có nguồn gốc từ cơ thể bệnh nhân. Thông qua đội ngũ chuyên gia đa ngành, chúng tôi không ngừng đưa ra phương pháp điều trị tốt để cải thiện khả năng phục hồi của khách hàng.
Quy trình điều trị:
– Tham vấn cùng bác sĩ
– Tầm soát, đánh giá tình trạng sức khỏe
– Bác sĩ thiết kế phác đồ điều trị chuyên biệt
– Nuôi cấy, tách chiết giải pháp tế bào trong phòng LAB chuẩn GMP WHO
– Thực hiện liệu trình điều trị cho bệnh nhân.
Mục tiêu điều trị: Mục tiêu điều trị của DNA là hỗ trợ bạn kiểm soát tình trạng bệnh ở trạng thái tốt . Đồng thời, giảm thiểu tối đa các biến chứng trong và sau điều trị.
Chăm sóc sau điều trị: Sau khi điều trị, nhân viên y tế sẽ theo dõi hiệu quả điều trị, nhân viên này có thể liên lạc với bạn vào những khoảng thời gian định qua điện thoại và email. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến đường dây nóng bất cứ khi nào cần hỗ trợ.
Với sự xuất hiện của giải pháp tế bào, giờ đây các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường sẽ không còn cảm thấy lo lắng khi tìm kiếm phương pháp chữa trị. Giải pháp tế bào mở ra cơ hội lớn để khắc phục các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, góp phần tăng cường hệ miễn dịch và sớm đưa bệnh nhân trở về với cuộc sống bình thường.
Để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp tế bào trong điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau: