Mục lục bài viết
Theo nghiên cứu của Ung thư quốc tế (IARC) ghi nhận trong báo cáo năm 2020 về ung thư toàn cầu, Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao trên thế giới. Mỗi năm ghi nhận 17.500 ca mắc mới ung thư dạ dày, trong đó 15.000 trường hợp tử vong; gần 15.000 ca mắc ung thư đại tràng mới và có đến hơn 7.000 người chết vì căn bệnh này.
Việc trang bị kiến thức để chủ động phòng ngừa, điều trị bệnh kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Cùng lắng nghe những chia sẻ bổ ích từ TS.BS CKII Lưu Văn Minh ngay dưới đây về chủ đề: “Ung thư dạ dày không còn là án tử nếu phát hiện và điều trị sớm” để hiểu hơn về bệnh, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu một cách hiệu quả.

1. Giải đáp thắc mắc
bác sĩ có thể cho mọi người được biết ung thư dạ dày là gì và các giai đoạn tiến triển của bệnh được không ạ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Nói một cách dễ hiểu thì dạ dày (bao tử) là một túi đựng thức ăn. Bên cạnh đó còn có chức năng nhào bóp, nghiền nát, hòa lẫn với những dịch vị để biến thức ăn đó trở thành một loại dưỡng trấp, sau đó đi vào ruột non và thực hiện quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Hiện nay, ung thư dạ dày tại Việt Nam là một trong loại 5 loại ung thư phổ biến, có hơn 17500 số ca mắc mới và gần 15.000 ca tử vong vì căn bệnh này (theo thống kê của Globocan). Một điều đáng buồn là người bệnh phát hiện bệnh và đến thăm khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, dẫn đến việc điều trị khó khăn.
Ung thư dạ dày trải qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Tổn thương còn nằm trên niêm mạc của dạ dày (có nghĩa là trong lòng của dạ dày). Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này điều trị gần như khỏi hoàn toàn.
– Giai đoạn 2: Tổn thương lan xuống, xâm lấn các mô cơ của dạ dày.
– Giai đoạn 3: Tổn thương lan ra nhiều hơn
– Giai đoạn 4: Tổn thương di căn đến các cơ quan khác.
Vậy những triệu chứng nào cảnh báo bệnh ung thư dạ dày thưa bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Triệu chứng của ung thư dạ dày rất mơ hồ và dễ bị lầm lẫn nếu không cảnh giác. là dấu hiệu bị sụt cân, tiếp đó có thể là chán ăn, khó tiêu hóa, thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng ( là vùng thượng vị), co thắt dạ dày,… Những dấu hiệu này khiến người bệnh nghĩ mình bị viêm dạ dày hoặc đang có triệu chứng về bao tử mà không hề có ý thức cảnh giác có khả năng bị mắc bệnh ung thư dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày là gì thưa Bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày là nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), sự tái đi tái lại kéo dài lâu ngày do nhiễm khuẩn HP sẽ là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư.
Những thực phẩm chứa nitrit, chất đạm chế biến không đúng cách có thể sinh ra chất Nitrosamine, về lâu dài sẽ gây nên ung thư. Chẳng hạn như món cá muối, dưa muối do quá trình bảo quản, chế biến không đúng cách khi ăn thường xuyên sẽ ẩn chứa nguy cơ ung thư vì những món ăn này sinh ra chất Nitrosamine và tích lũy trong một thời gian dài.
Những món chiên, nướng khi ăn thường xuyên cũng là nguy cơ gây nên ung thư dạ dày. Điển hình là những người châu Á rất thích ăn những món chiên nướng và tỷ lệ mắc ung thư dạ dày được ghi nhận rất cao.
Bất kì ai cũng có thể dễ mắc ung thư dạ dày, vậy đối tượng nào có nguy cơ cao thưa Bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Những người lớn tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo thời gian lượng tố có trong thực phẩm hằng ngày tích tụ lại dễ hình thành ung thư, trong khi đó sức đề kháng ở người cao tuổi bị suy giảm theo thời gian, không đủ sức bảo vệ cơ thể.
Những người bị đau dạ dày kinh niên, điều trị hoài không khỏi, lâu dài sẽ là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Những người trong gia đình có người thân bị ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc ung thư hơn so với những người bình thường. Việc tầm soát sức khỏe cần thực hiện thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Những dấu hiệu của ung thư dạ dày rất mờ nhạt. Vậy có cách nào để chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày một cách hiệu quả không ạ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Hiện nay với sự tiến bộ của nền Y học, phương tiện chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư dạ dày có rất nhiều, quan trọng là mỗi bản thân chúng ta cần chú ý cảnh giác khi có những dấu hiệu dễ nhầm tưởng, quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn để chủ động thăm khám phát hiện bệnh sớm.
Một số phương tiện chẩn đoán ung thư dạ dày gồm:
– Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, nội soi dạ dày, cần thiết sẻ làm sinh thiết giải phẫu bệnh để có kết luận chính xác ).
– Chụp CT, chụp MRI
– Xét nghiệm máu trong phân
Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư dạ dày, bao gồm các phương tiện chẩn đoán vừa kể trên. Đặc biệt DNA còn có những xét nghiệm hiện đại để tìm ra dấu ấn của ung thư dạ dày, giải trình bộ gen của người đến tầm soát để tiên đoán khả năng mắc ung thư dạ dày trong tương lai nếu có ngay khi các ác tính chưa hình thành, từ đó giúp bạn chủ động tìm kiếm các phương pháp phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.
Nếu không may phát hiện bệnh ung thư dạ dày, có những phương pháp điều trị hiệu quả để duy trì chất lượng sống cho bệnh nhân không thưa Bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Nếu phát hiện sớm ung thư dạ dày sớm, kết quả điều trị lên đến 95% và gần như khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, có thể kết hợp với xạ trị để tiêu hủy tổn thương xâm lấn xung quanh hay kết hợp với hóa trị (sử dụng thuốc diệt bào tiêu diệt ung thư). Và thời gian gần đây, một phương pháp mới được kết hợp đó chính là miễn dịch liệu pháp, sử dụng các miễn dịch để hỗ trợ, tăng sức đề kháng để tiêu diệt ung thư.
Ngày nay, để điều trị ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, các phương pháp điều trị thường kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị chứ không điều trị riêng lẻ (còn được gọi là phương pháp đa mô thức).
Bệnh ung thư dạ dày nếu phát hiện muộn sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy có cách nào phòng ngừa bệnh từ sớm không Bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, chúng ta nên chú ý về các thói quen ăn uống hằng ngày cũng như cách chế biến thực phẩm an toàn, hạn chế thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa dư lượng thực vật. Đặc biệt chủ động tầm soát sức khỏe mỗi năm 1-2 lần để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Giải đáp thắc mắc
Câu 1 – Cô Trang (An Giang)
Tôi bị ung thư dạ dày đã phẫu thuật một lần được gần 2 năm. Giờ tái phát lại, tôi đi khám bác sĩ chẩn đoán nói là ác tính, phải hoá trị. Bác sĩ cho tôi hỏi, ngoài hóa trị ra còn cách nào có thể ngăn ngừa ung thư phát triển không ạ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Tình trạng ung thư dạ dày trước đó của chị Trang đã được bác sĩ phẫu thuật rồi, kết quả được 2 năm thì cũng tương đối. Và bây giờ tái phát lại có thể do bị lan ở những vùng xung quanh và di căn hạch. Việc phẫu thuật lại lần 2 chắc chắn sẽ rất khó khăn, và bác sĩ đã đề xuất hóa trị (có nghĩa là sử dụng thuốc diệt bào để tiêu diệt ung thư). Chị Trang nên thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ đã điều trị cho mình.
Sau khi hóa trị xong, chị có thể tìm đến các phương pháp như để hỗ trợ cải thiện sức khỏe được tốt hơn,
Câu 2 – Cô San (Quy Nhơn)
Cho tôi xin hỏi bác sĩ, chồng tôi bị bệnh trào ngược dạ dày, hàng ngày trước khi ăn phải uống 1 viên thuốc nếu quên là ngày sau lên cơn đau ăn vào nôn ói, có cách nào điều trị dứt điểm tình trạng này không ạ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Trào ngược dạ dày thực quản không phải là một bệnh lý ác tính, những trào ngược dạ dày thực quản dạ dày lâu ngày gây tổn thương niêm mạc của thực quản, nguy hiểm hơn là gây nên ung thư thực quản.
Khi bị dạ dày thực quản chúng ta phải hết sức lưu ý, nếu chồng chị bị trào ngược dạ dày uống thuốc không bớt thì tốt nên sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế uy tín để làm một số xét nghiệm tầm soát về những bệnh lý ác tính về đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày, thực quản. Nếu bệnh còn ở giai đoạn viêm loét, bác sĩ sẽ kê toa điều trị kiên trì, bệnh từ từ sẽ hết không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, chồng của chị San cũng được tầm soát thêm các bệnh ác tính khác nữa.
Câu 3 – Ngọc Anh (TP.HCM)
Cha mình bị ung thư dạ dày T3N1M0 đã mổ cắt toàn bộ dạ dày và hóa trị lần thứ 7 nhưng đợt vừa rồi chụp cắt lớp 32 lát thấy vết nối bị vôi hóa. Không biết bị vôi hóa như vậy có nguy hiểm không thưa bác sĩ?
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Ung thư dạ dày khi cắt rồi thường sẽ nối vị tràng (vị là bao tử, tràng là ruột) để tạo cho người bệnh có một sinh lý tương đối bình thường. Trường hợp ba của Ngọc Anh nếu chụp cắt lớp 32 lát thấy vết nối bị vôi hóa thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Khi 2 đoạn nối nối lại thì giữa đoạn nối bao giờ cũng có mô xơ, chất vô đọng lại để làm lành vết thương. Như vậy nếu đây là tình trạng vôi hóa của miệng nối và miệng nối lưu thông tốt thì Ngọc Anh hoàn toàn yên tâm. Nhưng luôn nhớ là phải tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.
Câu 4 – Anh Hưng (Long An)
Tôi bị dị sản ruột trong dạ dày, vừa rồi tôi đi nội soi dạ dày phát hiện có tổn thương bất thường ở dạ dày và đã được sinh thiết, đang chờ đợi kết quả, tôi lo lắng e là mình bị ung thư dạ dày. Hơn nữa tôi cảm thấy vùng bụng nặng nề là khi ăn vào là đau, đầy bụng khó tiêu. Mong bác sĩ tư vấn ạ.
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Ăn đầy bụng khó tiêu và nặng bụng là những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, nếu loại trừ đi được những bệnh khác thì anh hoàn toàn yên tâm.
Và khi mắc dị sản ruột trong dạ dày thì đây hoàn toàn không phải là ung thư. Tuy nhiên khi bị dị sản anh cần theo dõi tình trạng này kỹ hơn: Nếu dị sản thời gian sau đó lành và phát triển bình thường sẽ không sao, nhưng có những trường hợp dị sản theo dõi không kỹ sẽ có một tỷ lệ nhỏ định chuyển biến thành những bệnh lý ác tính.
Câu 5 – Anh Duy (Bình Thuận)
Thưa Bác sĩ, em tôi bị ung thư dạ dày xuất huyết đông máu đã mổ rồi nhưng ăn không được cứ nôn suốt và đang trong giai đoạn hoá trị, người mất sức, xanh xao. Tôi lo quá, xin hỏi Bác sĩ nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để cải thiện tình trạng của em tôi. Cảm ơn Bác sĩ.
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Nếu là ung thư có xuất huyết thì bác sĩ sẽ cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Sau đó bác sĩ sẽ điều trị tiếp theo và trong trường hợp của em anh Duy là kết hợp với hóa trị. Khi kết hợp với hóa trị thì bao giờ thuốc hóa trị cũng gây nôn ói, trong thời gian hóa trị cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp chẳng hạn như thức ăn loãng, những loại dịch truyền, tốt anh Duy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho em mình để bác sĩ đưa ra những chỉ định chính xác hơn.
Câu 6 – Minh Hoa (Kiên Giang)
Bác sĩ cho em hỏi, em đang nuôi con mới được 6 tháng mà em bị dạ dày, bị nhiễm HP và hiện tại em đang cho con bú thì chữa trị bằng phương pháp nào là tối ưu. Em cảm ơn bác sĩ.
TS.BS CKII Lưu Văn Minh:
Chào chị Hoa, nếu muốn điều trị HP dứt điểm thì chị nên sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên đang trong giai đoạn cho con bú thì tạm thời chưa sử dụng phương pháp này vì thuốc kháng sinh sẽ tiết qua sữa ảnh hưởng đến em bé, điển hình là em bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Trong quá trình chờ em bé cai sữa để điều trị thuốc kháng sinh thì chị có thể điều trị bằng các loại thuốc chuyên để điều trị viêm dạ dày, ung thư bao tử (dạ dày) nhưng không có kháng sinh.
Xem chi tiết giải đáp của TS.BS CKII Lưu Văn Minh qua video dưới đây:
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính phổ biến, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Nắm được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày và tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện ung thư dạ dày ngay từ khi mới chớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.
Qua những chia sẻ và giải đáp thắc mắc rất cụ thể của TS.BS CKII Lưu Văn Minh trên đây, hy vọng mỗi chúng ta sẽ chủ động yêu quý và chăm sóc sức khỏe của bản thân mình và người thân nhiều hơn trước căn bệnh ung thư dạ dày, tích cực hơn trong việc điều phòng ngừa và ngăn chặn căn bệnh từ sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Để có những giải pháp phát hiện bệnh tật và phòng bệnh từ sớm, vui lòng gọi đến hotline 1900 2840 để được tư vấn sớm .