Ung thu cổ tử cung phòng bệnh trước khi quá muộn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận 500.000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung mới, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong. Riêng tại Việt Nam, ghi nhận số ca mắc mỗi năm hơn 4.000 ca và số ca tử vong. hơn 2000 ca. Trung bình mỗi ngày phát hiện 14 người bị ung thư cổ tử cung thì có khoảng 7 ca tử vong. 

Block "8_banner-quang-cao-nk" not found

Ung thư cổ tử cung nếu không trang bị kiến thức và không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, điều trị khó khăn, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hạnh phúc của người phụ nữ. Với mong muốn mang đến cho tất cả mọi người những thông tin y khoa hữu ích quanh bệnh ung thư cổ tử cung cũng như ý nghĩa của việc tầm soát và điều trị sớm, trong tập 11 của chương trình Trò chuyện cùng bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA, TS.BS CKII Lưu Văn Minh sẽ chia sẻ và giải đáp các thắc mắc thông qua chủ đề “Ung thư cổ tử cung – Phòng bệnh trước khi quá muộn”.

ung-thu-co-tu-cung-phong-benh-truoc-khi-qua-muon
TS.BS CKII Lưu Văn Minh giải đáp thắc mắc về chủ đề: “Ung thư cổ tử cung – Phòng bệnh trước khi quá muộn”

1. Trò chuyện cùng bác sĩ

Đầu tiên, bác sĩ có thể cho biết Ung thư cổ tử cung là gì? Các giai đoạn của bệnh tiến triển như thế nào?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Theo Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận tại Việt Nam, cứ 100.000 người dân thì có 20 người mắc ung thư cổ tử cung mỗi năm. Tỷ lệ này cải thiện nhiều so với 10 năm trước đây, khi ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư ở nữ giới và nằm ở top 1 ở bệnh ung thư nguy hiểm tỷ lệ mắc cao . 

Dù bệnh ung thư cổ tử cung đã giảm nhiều so với trước đây nhờ chính sách phòng ngừa, phòng chống ung thư, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhưng chúng ta không được chủ quan. Bên cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, ung thư cổ tử cung còn ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hạnh phúc của nhiều người. Vì thế mỗi chúng ta ai cũng nên hết sức cảnh giác để phòng bệnh cho chính bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn: 

– Giai đoạn 1: Dạng sang thương (sùi, loét, ăn cứng)  khu trú ở cổ tử cung. 

– Giai đoạn 2: Sang thương lan ra ở những mô xung quanh (dây chằng rộng).

– Giai đoạn 3: Sang thương lan ra xương chậu, cánh chậu.

– Giai đoạn 4: Sang thương lan lên bàng quang, xuống trực tràng hoặc di căn xa.

Một giai đoạn nữa rất quan trọng mà chúng ta hết sức chú ý đó chính là giai đoạn tiền ung thư, khi sang thương ung thư chưa ăn lan xuống mô liên kết của ung thư cổ tử cung. Trong Y học đã tận dụng giai đoạn này để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Mỗi năm ít một lần, phụ nữ có quan hệ tình dục nên đi kiểm tra để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung là những ai không ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung bao gồm:

– Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, lập gia đình sớm 

– Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình

– Phụ nữ sinh con nhiều

– Những phụ nữ không trang bị kiến thức về quan hệ tình dục (không biết về vấn đề vệ sinh đúng cách cơ quan sinh dục và các vấn đề trong an toàn tình dục).

Những nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung vậy thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh:

Năm 2008, Harald zur Hausen là một nhà khoa học người Đức đã được trao Giải Nobel Y học vì công trình khám phá siêu virus Human Papilloma Virus (HPV), tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung thì cần phải phòng ngừa virus, bằng cách vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách (phụ nữ cần vệ sinh sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục), hiểu về vấn đề an toàn tình dục (cả phụ nữ và bạn tình đều nên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước khi quan hệ tình dục). 

Để phát hiện ra ung thư cổ tử cung, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo nào thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung đáng chú ý phải kể đến bao gồm:

– Xuất huyết bất thường (trừ lần quan hệ tình dục lần đầu tiên): ra máu giữa hai kỳ kinh nguyệt, bị rong kinh (nếu trước đây kỳ kinh kéo dài 3-4 ngày nhưng sau đó kỳ kinh kéo dài nhiều ngày hơn thì chị em cũng nên cảnh giác), ra máu sau khi mãn kinh.

– Xuất huyết trắng âm đạo bất thường: trừ hai trường hợp xuất dịch nhầy trắng trong như lòng trắng trứng (không mùi, không màu) vào ngày thứ 14 cách chu kỳ kinh tiếp theo và khi gần gũi bạn tình, nếu âm đạo có xuất dịch tiết đục, có màu, có mùi thì chị em cũng nên cảnh giác.

– Tiểu rắt, tiểu buốt, hay đau vùng chậu cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua.

Tuy nhiên, đừng để đến khi gặp những triệu chứng này mới chú ý đi thăm khám, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mỗi năm ít một lần, các chị em phụ nữ nên đi tầm soát để kiểm tra cổ tử cung để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nếu có để điều trị sớm và hiệu quả .

Hiện nay có những phương pháp nào chẩn đoán rõ ràng bệnh ung thư cổ tử cung không thưa bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Bệnh ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm trong giai đoạn tiền ung thư có khả năng cao chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế các chị em nên đi tầm soát sức khỏe hằng năm ít một lần, khám phụ khoa, làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung âm đạo (PAP Smear) để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm nếu có.

Nếu chẳng may mắc ung thư cổ tử cung thì có những phương pháp điều trị nào hiệu quả thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh ung thư cổ tử cung sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:

– Nếu trong giai đoạn sớm (giai đoạn zero): thường bác sĩ sẽ cắt chóp nhỏ vùng bị tổn thương, bảo tồn nguyên cơ quan tử cung.

– Ở giai đoạn 1: trong điều kiện Y khoa tại Việt Nam, giai đoạn 1 kết hợp xạ trị và phẫu trị cho kết quả 95%.

– Ở giai đoạn 2a: điều trị có thể cho kết quả 75%

– Từ giai đoạn 2b trở đi, việc điều trị thường khó khăn và ít hiệu quả.

Hiện nay có những phương pháp nào có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả thưa Bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung các chị em nên đi tiêm chủng vắc xin trong độ tuổi còn sớm (phòng ngừa cấp 1). Bên cạnh đó, chị em nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ, soi cổ tử cung, xét nghiệm pap để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm trong giai đoạn sớm (phòng ngừa cấp 2). Ngoài ra cũng nên chú ý vấn đề vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách và an toàn trong quan hệ tình dục. 

2. Giải đáp thắc mắc

Câu 1 – Chú Cường (Đồng Nai)

Vợ tôi mất do Ung thư cổ tử cung, con gái tôi năm nay 18 tuổi, xin hỏi Ung thư cổ tử cung có phải là bệnh di truyền không thưa bác sĩ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Trước tiên xin chia buồn cùng anh Cường. Việc vợ anh mất do ung thư cổ tử cung hoàn toàn không di truyền sang con gái nên anh và con gái hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên nên cẩn thận trong vấn đề phơi nhiễm do bệnh xuất phát từ virus HPV. Trong quá trình chăm sóc người thân của mình bị ung thư cổ tử cung vô tình bị nhiễm virus, tốt anh Cường nên cho con gái đi tiêm ngừa vắc xin nếu còn trong độ tuổi tiêm vắc xin, nếu có gia đình thì nên thăm khám phụ khoa mỗi năm một lần anh nhé.

Câu 2 – Chị Hải (Nghệ An)

Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi đã cắt tử cung toàn phần bằng phương pháp nội soi được gần 4 tháng,  nhưng vẫn còn ra máu, uống thuốc thì hết, ngưng thuốc khoảng 1 tuần lại ra tiếp, vậy có phải tôi bị biến chứng khi cắt tử cung không? Có cần làm xét nghiệm nào khác nữa không ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Trường hợp của chị Hải đã cắt tử cung toàn phần mà vẫn bị ra máu có thể xảy ra những trường hợp sau đây. Thứ là do viêm nhiễm, thứ hai có thể quá trình cắt mỏm cụt bị hẹp (trong quá trình sinh hoạt vợ chồng bị tổn thương). Để biết chính xác thì chị nên đi thăm khám kiểm tra chị nhé.

Câu 3 –  Cô Chánh (TP. HCM)

Hiện nay có những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào và phương pháp tầm soát nào là tốt ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Tại TP. HCM hầu hết các trung tâm y tế, bệnh viện đều có tầm soát ung thư cổ tử cung, trong đó có Bệnh viện Quốc tế DNA. Chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để tầm soát ung thư cổ tư cung, và phương pháp để tầm soát đó là soi cổ tử cung, xét nghiệm pap.

Câu 4 – Anh Long (Phú Yên)

Nếu bị ung thư cổ tử cung thì có thể mang thai và sinh con được không thưa Bác sĩ? Và nếu có thể mang thai thì có gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé không? 

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Ung thư cổ tử cung mang thai và sinh con được không còn tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm mang đang mang thai, một số trường hợp có thể trì hoãn việc điều trị để phụ nữ sinh em bé, hoặc giai đoạn tiền ung thư sẽ cắt bỏ chóp nhỏ vùng bị tổn thương, em bé vẫn có thể phát triển bình thường.

Trong giai đoạn tiến triển từ 2a, 2b trở đi, nếu thụ thai còn nhỏ trong 1-2 tháng thì lúc này bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tùy trường hợp.

Câu 5 – Chị Duyên (TP. HCM)

Xin hỏi Bác sĩ, tôi có nghe nói về vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Liệu nó bảo vệ 100% hay không?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Khi đưa ra vắc xin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung, các hãng dược phẩm cho biết giá trị phòng ngừa của vắc xin là 70% (gần đây là 80%), còn 20-30% nữa chúng ta cần kết hợp với liệu pháp tầm soát. Tiêm chủng sớm và tầm soát đều đặn chỉnh là biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả . 

Câu 6 – Cô Hoàn (Thái Bình)

Chế độ dinh dưỡng khi bị mắc ung thư cổ tử cung như thế nào, mong bác sĩ tư vấn ạ?

TS.BS CKII Lưu Văn Minh: 

Khi mắc ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, việc ăn uống tẩm bổ là điều cần thiết, chị Hoàn cứ ăn uống bình thường, vấn đề còn lại là chọn cho mình những thực phẩm thật tươi ngon, thực phẩm sạch. Trừ trường hợp nếu có kèm theo bệnh lý nội khoa khác thì mới phải kiêng cử theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.  

Xem chi tiết giải đáp của TS.BS CKII Lưu Văn Minh qua video dưới đây:

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến ở phụ nữ, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Nắm được các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung và tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện ung thư cổ tử cung ngay từ khi mới chớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.

Với những chia sẻ trên đây của TS.BS CKII Lưu Văn Minh, chúng ta đã phần nào trang bị thêm kiến thức bổ ích để chủ động phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung. Cùng với sự tiến bộ của y học, nhiều phương pháp điều trị mới ra đời sẽ góp phần mang lại cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói chung.

Để có những giải pháp phát hiện bệnh tật và phòng bệnh từ sớm, vui lòng gọi đến hotline 1900 2840 để được tư vấn sớm .

Thông tin liên hệ

Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Hotline: 1900 2840
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tắt Quảng Cáo [X]