Mục lục bài viết
Tại Việt Nam hằng năm cứ trung bình 100 người tử vong do bệnh tật, thì trong số đó có tới 77 người là có liên quan đến các căn bệnh không lây nhiễm như: Tim mạch, ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp,…Trang bị thông tin về bệnh để phòng ngừa hiệu quả, kịp thời là điều cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm gánh nặng chi phí điều trị, dịch vụ y tế.

Những căn bệnh không lây nhiễm hiện nay: Hồi chuông báo động và giải pháp phòng ngừa
Bệnh không lây nhiễm là gì?
Bệnh không lây nhiễm còn gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người này sang người khác. Theo số liệu từ Cục Y tế Dự phòng, , trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, hơn 3 triệu ca mắc bệnh tiểu đường, 2 triệu người mắc các bệnh tim mạch và hô hấp mạn tính và khoảng 182.000 ca mắc mới ung thư. Tỷ lệ tử vong của bệnh không lây nhiễm chiếm 75%. Trong đó bệnh tim mạch đứng đầu (20,5%), ung thư (13.3%), hô hấp mạn tính (4%), đái tháo đường (3,9%).
Có thể nói, đây chính là những con số biết nói, báo động về tình trạng những căn bệnh không lây nhiễm, đang ngày càng khá phổ biến và hiện hữu hằng ngày trong đời sống cộng đồng của chúng ta.
Những căn bệnh không lây nhiễm hiện nay
– Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi các cơ quan bị ngưng trệ hoạt động sẽ dẫn đến tử vong.
– Tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng, hầu như không có những triệu chứng rõ ràng, cần phải được theo dõi đều và điều trị lâu dài suốt đời. Cách để biết mình bị tăng huyết áp hay không, là nên kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên.
– Đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở não, thận, mắt, tim mạch… Có thể dẫn đến tử vong.
– Ung thư là căn bệnh khó kiểm soát so với những căn bệnh thông thường vì mầm bệnh đến từ bên trong, những này từ chính cơ thể mà sinh ra. Theo thống kê mới từ Tổ chức ung thư toàn cầu (Globocan) số ca ung thư tại Việt Nam năm 2020 là 180.000 ca, số ca tử vong chiếm đến 120.000 ca. Theo đó tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 so với năm 2018.
Đối với nam giới, những bệnh ung thư thường gặp bao gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt. Đối với nữ giới loại ung thư hay gặp với tỷ lệ tử vong cao là ung thư vú, tiếp đó là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Đặc điểm của những căn bệnh không lây nhiễm
Bệnh không lây nhiễm thường khởi phát từ từ, kéo dài, điều trị dai dẳng, hậu quả nặng nề. Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng báo động ở bệnh nhân trẻ, là những người hút thuốc, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol, những người bị tiểu đường, lười vận động, thừa cân béo phì.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm
– Hút thuốc lá nhiều
– Lạm dụng rượu bia
– Thiếu vận động, thừa cân, béo phì
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Giải pháp phòng ngừa bệnh không lây nhiễm
Để phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, hãy giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: vận động cơ thể bằng cách tham gia thể dục thể thao; bỏ thuốc lá; hạn chế rượu bia, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán; đồ uống ngọt, có ga; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi…
Bên cạnh đó, việc tầm soát sức khỏe định kỳ chiếm một phần quan trọng giúp phát hiện bệnh tật từ sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Bạn nên chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ ít mỗi năm một lần để sớm phát hiện nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn y khi các triệu chứng chưa hình thành.

Một số hạng mục khi tầm soát sức khỏe bạn sẽ thực hiện đó là:
– Khám lâm sàng
– Xét nghiệm sinh hóa (xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng tuyến nội tiết, dấu ấn ung thư, chức năng gan, thận,…)
– Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, siêu âm màu, chụp CT, MRI, chụp nhũ ảnh,..)
– Một số công tác khác nữa như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng,…