Mục lục bài viết
Mỗi mùa trong năm đều tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là một số căn bệnh dễ gặp phải vào mùa nắng nóng bạn nên lưu ý để có những biện pháp chuẩn bị và phòng ngừa từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh và có được biện pháp điều trị nếu không may mắc phải.
Tiêu chảy
Theo Bộ Y Tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, bệnh có thể xuất hiện ở những mùa khác nhưng thường gặp vào mùa hè, mùa nắng nóng. Thời tiết lúc này cao hơn những mùa khác nên các loại vi khuẩn dễ phát triển trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bị hỏng, bị ôi, thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp bị tiêu chảy.

Bệnh về hô hấp
Thời tiết nắng nóng khiến chúng ta có xu hướng ngồi lâu trong môi trường điều hòa, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang. Để giảm bớt cái nóng, mọi người thích ăn kem, uống nước đá nhiều, thường xuyên tắm nước lạnh cũng dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp. Tình trạng này gặp nhiều ở nhân viên văn phòng.
Ngoài ra, dưới thời tiết nắng nóng mùa hè chúng ta thường có thói quen hạ nhiệt độ điều hòa và mở quạt lớn. Điều này dẫn đến việc vùng mũi họng dễ bị khô, các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp cũng bị khô tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ em.
Cường tuyến giáp
Nắng nóng, bức xạ mặt trời và dư thừa i ốt (thường gặp ở miền biển) là những những nhân có thể gây nên bệnh cường tuyến giáp. Biểu hiện thường thấy là đổ mồ hôi, thấy nóng, tim đập nhanh, rối loạn tâm lý, khát nước, sụt cân (dù ăn nhiều), tay run, rụng tóc. Bệnh cường tuyến giáp cần điều trị lâu dài và cẩn trọng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.
Sốc nhiệt
Sốc nhiệt là tình trạng rất hay gặp phải vào thời điểm nắng nóng, đặc biệt từ 32 độ trở lên. Nguy cơ này tăng cao khi bạn ở ngoài trời nắng nóng trong suốt thời gian dài. Tình trạng tăng thân nhiệt trầm trọng hơn nếu bạn đang bị mất nước và kèm theo dấu hiệu như chóng mặt, tăng nhịp tim, chuột rút,…

Để hạn chế tình trạng sốc nhiệt, bạn cần hạn chế ra ngoài nhiều có thể. Nếu ra ngoài thì cần trang bị các vật dụng chống nắng đầy đủ. Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi bạn cần nghỉ ngơi và chú ý chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa căn bệnh mùa hè này.
Ngay khi bạn bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo kiệt sức do nhiệt, hãy đến một môi trường mát mẻ hơn và uống nhiều nước. Nên uống nước lọc thường xuyên, có thể bổ sung thêm thức uống thể thao để bù muối khoáng và chất điện giải.
Bệnh về da
Tuyến nhầy và tuyến mồ hôi sẽ hoạt động nhiều hơn vào thời tiết nắng nóng để thải nhiệt cho cơ thể, gây nên tình trạng ẩm ướt tại các vùng như trán, cổ, kẽ tay, chân, lưng và bẹn. Nếu không chú ý vệ sinh mồ hôi, các chất này sẽ không thoát hết mà ứ đọng trong ống bài tiết của da làm bít lỗ chân lông, khi kết hợp với vi khuẩn dễ gây nấm da, viêm da, nặng có thể bội nhiễm gây sốt cao.
Nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ thường xuất hiện nhiều vào mùa đông nhưng sốc nhiệt do nắng nóng cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên đột quỵ, là khi thời tiết nóng kết hợp với độ ẩm cao. Nhiệt độ của chúng ta có xu hướng tăng lên vào những lúc thời tiết nắng nóng, oi bức. Cơ thể có xu hướng bài tiết mồ hôi nhiều hơn, khi bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, máu dễ bị kết dính và lưu thông kém, dễ làm tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây rối loạn giấc ngủ,… Một số người chọn tránh nóng bằng cách vào những chỗ có nhiệt độ quá thấp đột ngột, khiến mạch máu dễ co lại và tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Khi bị sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như: thở nhanh, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tê yếu, mặt đỏ, mạch nhanh, hoa mắt, khó thở, trụy mạch, sốt cao (từ 39 – 40 độ C), hôn mê…

Các biểu hiện của tình trạng sốc nhiệt và đột quỵ ban đầu tương đối hơ giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn, chậm trễ cấp cứu.
Người bị sốc nhiệt, đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như liệt tay chân, viêm phổi, rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, thậm chí khiến người bệnh sống thực vật, tử vong nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời.
Vì thế cần chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ để có thể kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ, ngăn chặn cơn đột quỵ xảy ra và tránh các biến chứng, di chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Quốc tế DNA mang đến chương trình KHÁM MIỄN PHÍ CÙNG BÁC SĨ DNA để giúp khách hàng tránh xa đột quỵ mùa nắng nóng, ung thư và các bệnh tật về cơ xương khớp.
Chương trình KHÁM MIỄN PHÍ CÙNG BÁC SĨ DNA áp dụng trong tháng 5/2023 chỉ dành cho khách hàng đặt lịch trước và SỐ LƯỢNG CÓ HẠN, nhanh tay đăng ký bằng cách gọi điện trực tiếp đến hotline 1900 2840 để nhận tư vấn sớm .