Tầm soát ung thư dạ dày, thêm nhiều thời gian sống khỏe

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh xếp thứ 3 trong nhóm các loại bệnh ung thư thường gặp. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Việc tiến hành tầm soát ung thư dạ dày và điều trị dự phòng mang lại hiệu quả tích cực bởi bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn sớm vẫn có khả năng điều trị thành công.

Block "8_banner-quang-cao-nk" not found

Tìm hiểu về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát của các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày, xâm lấn các mô ở gần hay ở xa qua hệ thống bạch huyết. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày thường liên quan đến các yếu tố như:

  • Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo là các biến đổi dị sản của tế bào, biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ đến nặng. Cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Do vi khuẩn Helicobacter Pylori
Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày
  • Do thói quen sinh hoạt: Ăn nhiều thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói,…
  • Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường
  • Do yếu tố di truyền

5 giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0 (hay còn gọi là giai đoạn sớm): Giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã xâm nhập đến lớp thứ 2 của dạ dày nhưng vẫn chưa lây lan qua các cơ quan khác, và chưa có triệu chứng rõ rệt
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc, bắt đầu xuất hiện một vài triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn,…
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư bắt đầu lan ra các cơ quan khác trong cơ thể
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Lúc này các tế bào ung thư đã đi khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã đi khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Người bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khoẻ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Sụt cân: Là một trong những dấu hiệu cơ bản của ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển.
  • Đau bụng: Ban đầu là những cơn đau bụng từng đợt, sau đó sẽ đau nhiều hơn, dùng thuốc cũng không khỏi.
Ung thư dạ dày biểu hiện bằng những dấu hiệu cơ bản có thể rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác nên cần được quan tâm và thăm khám kịp thời.
  • Chán ăn: Triệu chứng này rất thường gặp ở người ung thư dạ dày, kèm theo khó nuốt, cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng.
  • Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó chịu, buồn nôn sau khi ăn
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen

Tầm soát ung thư dạ dày tại Bệnh Viện Quốc Tế DNA

Ung thư dạ dày nếu được phát hiện khi còn ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ đạt tỉ lệ cao. Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, giải pháp tốt chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thực hiện Tầm soát sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày theo định kỳ.

Thế nào là tầm soát ung thư?

Ung thư được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Khi tầm soát ung thư, người bệnh sẽ được sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn nào nhằm có liệu pháp điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp, tầm soát ung thư còn giúp loại bỏ và ngăn ngừa bệnh ung thư. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng vì thế khi triệu chứng đã rõ thì bệnh đã ở giai đoạn sau khiến việc điều trị phức tạp, cơ hội điều trị cũng thấp hơn.

Tầm soát ung thư là cách tốt để phòng, phát hiện và điều trị bệnh. Sở dĩ nói tầm soát ung thư có thể phòng bệnh ung thư là do tầm soát có thể phát hiện được những bất thường có thể tiến triển thành ung thư sau này như polyp, loạn sản cổ tử cung,…

Các bước chung trong tầm soát ung thư

Khám lâm sàng

Bác sĩ khám lâm sàng và ghi nhận thông tin của bệnh nhân về thói quen hàng ngày, dấu hiệu bất thường, tiền sử mắc bệnh của gia đình. Tiếp theo, người bệnh được kiểm tra, tìm kiếm các khối u, hạch bất thường, nốt ruồi,… trên cơ thể. Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán đặc thù hơn để phát hiện loại ung thư họ có nguy cơ mắc phải.

Tầm soát ung thư tại Bệnh Viện Quốc Tế DNA là lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe luôn được đảm bảo

Xét nghiệm

Ngoài những xét nghiệm chung như xét nghiệm máu, nước tiểu,… có một số xét nghiệm đặc thù nhằm phát hiện sớm ung thư là xét nghiệm định lượng kháng nguyên đặc hiệu (PSA) sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, định lượng kháng nguyên đặc hiệu CA125 là chất chỉ điểm khối u trong ung thư buồng trứng; xét nghiệm phiến đồ papanicolaou để phát hiện sớm ung thư đường sinh dục dưới như ung thư cổ tử cung; xét nghiệm máu trong phân đối với ung thư dạ dày, ung thư đại – trực tràng,…

Kèm những phương pháp chuẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp X-quang: Dành cho ung thư dạ dày, ung thư vú (khoảng 40% ung thư vú được phát hiện qua chụp X-quang tuyến vú)
  • Siêu âm: Phát hiện sớm ung thư, buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt,…
  • Chụp cắt lớp: Phát hiện sớm ung thư phổi, ung thư xương, ung thư tuyến tiền liệt,…

Thông tin liên hệ

Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Hotline: 1900 2840
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tắt Quảng Cáo [X]